Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

TP. HCM: Hơn 340 Khóa Sinh Tham Dự Khóa Thánh Kinh Căn Bản Dài Hạn Năm Thứ II/2019 (26/02/2019)

HTTLVN.ORG – Ban Đại diện Tin Lành TP. HCM tổ chức lễ khai giảng lớp Thánh Kinh Căn Bản dài hạn khóa Ti-mô-thê năm thứ II/2019 vào tối ngày 26/02/2019 tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương. Có hơn 340 khóa sinh đã đăng ký tham dự học.
Khóa học năm nay có rất đông con cái Chúa tham dự. Mới ngày đầu đã có hơn 340 khóa sinh – ghi nhận tại phòng ghi danh và nhận tài liệu học
Mục sư Nguyễn Thế Hiển, Ủy viên Mục vụ Thành phố Hồ Chí Minh chào mừng các khóa sinh tham dự 
Mục sư Võ Đông Thu, Thư ký Ban đại diện nương trên nền tảng Kinh Thánh Tít 3:5 để tâm tình với các học viên, nhắc nhở những người tham dự rằng điều quý giá nhất là biết Chúa Giê-xu và tin nhận Ngài để hưởng ân điển cứu rỗi, được Thánh Linh biến đổi trở nên con người mới có Chúa ở cùng làm vinh hiển danh Chúa.
Khóa Thánh kinh căn bản dài hạn được học tập trung từ 18:00 giờ đến 21:15 liên tục 3 buổi tối thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm của tuần cuối của các tháng 2, 4, 6, 8, 10 cho 5 môn học
Các môn học và giảng viên của năm thứ II gồm có:
  1. Lịch sử Hội Thánh Tin lành Việt Nam – MS Nguyễn Thế Hiển
  2. Cuộc đời Chúa Cứu Thế Giê-xu 1 – MS Nguyễn Ngọc Tốt
  3. Lẽ mầu nhiệm của sự cứu rỗi 2 – MS Võ Đông Thu
  4. Nếp sống Cơ Đốc nhân – MS Phan Quang Trung
  5. Phương pháp học Kinh Thánh – MS Nguyễn Ngọc Dũng
Mục sư Nguyễn Ngọc Dũng, Thủ quỹ Ban Đại Diện tuyên bố khai giảng khóa học và cầu nguyện cho các khóa sinh
MS Nguyễn Đình Trung nhắc các khóa sinh về 5 chữ “T nội quy”: tôn trọng, trung tín, trật tự, trách nhiệm và trang phục
Sau 1 ngày làm việc và học tập, các khóa sinh tiếp tục tham dự khóa học, không chỉ những người đi làm mà còn có nhiều người trẻ – Nhóm sinh viên HT Hiệp Phú
Thật là một sự trùng hợp hiếm có khi môn học đầu tiên của kỳ này là “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” do Mục sư Nguyễn Thế Hiển giảng dạy lại đúng vào dịp các Hội Thánh đang chuẩn bị cho chương trình đại lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Sài Gòn, sẽ được tổ chức với 5 chương trình vào các ngày 22 và 23/03/2019 sắp đến tại nhà thờ Viện Thánh Kinh Thần Học, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Được biết, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình đại lễ đang được gấp rút chuẩn bị, triển khai đến từng Chi Hội trong khu vực TP. Hồ Chí Minh cũng như đến với tôi con Chúa khắp nơi dự phần cầu thay và dâng hiến.
TTV Triều Hải


Ủy Ban CĐGD Giới Thiệu Sách Chứng Đạo: TIN LÀNH LÀ GÌ? (27/02/2019)

Sách chứng đạo “Tin Lành Là Gì?” được tái bản với hình thức mới. Mục đích giúp cho tín hữu Tin Lành có công cụ để phổ biến và giải thích cho thân hữu biết TIN LÀNH LÀ GÌ?
Sách có ưu điểm vừa giải thích vừa có hình ảnh minh họa.
Sách được trình bày ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.
SÁCH TẶNG KHÔNG BÁN.
Địa chỉ liên hệ với Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục có ở các nơi sau đây:
Tổng Liên Hội155 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
ĐT: (028) 6659-4588;  091-385-5208
Cơ sở 2 Tổng Liên Hội633 đường 3/2, Quận 10, Tp. HCM
ĐT: (028) 3957-5255; 091- 802-9547
30 Lê Thành Phương, TP. Nha TrangĐT: (0258) 381-0200;  091-234-2705
270 Lê Duẩn, TP. Đà NẵngĐT: (0236) 375-2757;  090-381-2483
87 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Tp. Cần ThơĐT: (0292) 3601-904; 0126-722-8383
Liên hệ đăng ký số lượng lớn:ĐT: 091-821-8152
Email:  uybancdgd@gmail.com 
Email:  nguyendinhtin52@gmail.com


HTTLVN (Miền Bắc) Hội Thánh Hải Phòng: Khoá học “Thưa Chúa! Con là người làm Cha” lần thứ I (21-23/02/2019)

TLMB.ORG - "Địa vị cao nhất của người đàn ông không phải là trở thành giáo sư, doanh nhân, chính trị gia hay luật sư mà là trở thành người cha."  - Mac Arthur - 
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của người cha trong gia đình Cơ Đốc, với mong muốn giúp cho những người làm cha làm tròn thiên chức trong gia đình, sống làm gương, dẫn dắt và truyền lại di sản tin kính cho thế hệ kế cận. Nhận thấy nhu cầu của những người cha trong các Hội Thánh cần được học biết Lẽ Thật về vai trò người cha trong gia đình. Hội Thánh Tin Lành Hải Phòng kết hợp cùng các giáo viên của Trường Học Dành Cho Người Làm Cha đến từ Hàn Quốc cùng tổ chức khoá học: “Thưa Chúa! Con Là Người Làm Cha” từ ngày 21 - 23 tháng 02 năm 2019, tại Hội Thánh Tin Lành Hải Phòng.
Có gần 70 học viên đến từ các Hội Thánh trong khu vực Hải Phòng tham gia; khẩu hiệu của khoá học: “Người Làm Cha Phải Sống Thì Gia Đình Mới Sống”. Các giáo viên đến từ Trường Học Dành Cho Người Làm Cha tại Hàn Quốc đã chia sẻ các bài học về vai trò người làm cha:
1. Ảnh Hưởng Của Người Làm Cha
2. Thuộc Linh Của Người Làm Cha
3. Sứ Mạng Của Người Làm Cha
4. Nam Tính Của Người Làm Cha
5. Người Làm Cha với Gia đình
Qua các bài học và giờ thảo luận nhóm đã giúp các học viên nhận ra vai trò quan trọng của mình trong gia đình, người cha trong gia đình là người: Kết Nối, Yêu Thương, Dẫn Dắt và Sai Phái.
Ý muốn của Chúa dành cho những người làm cha không chỉ trở thành những người cha tốt, nhưng cần trở thành người cha vĩ đại. Người cha tốt là người để lại cho con tài sản và kiến thức, còn người cha vĩ đại để lại cho con đức tin.
Các học viên được Đức Thánh Linh thăm viếng, cáo trách tấm lòng, nhiều người cha xưng ra những lỗi lầm, thất bại trong quá khứ; những giọt nước mắt đã lăn dài trên nhiều gương mặt của học viên, trong đó có những giọt nước mắt tiếc nuối, cảm động, day dứt, tình thương, sự chữa lành, nhiều mối quan hệ vợ - chồng, cha - con được chữa lành, phục hồi và làm mới trước khi bế giảng khoá học. Các học viên đều cảm nhận và khao khát được Chúa phục hồi trở thành người chồng tốt, người cha vĩ đại trong gia đình.
Trong nghi lễ bế giảng khoá học, các học viên đã thực hành việc rửa chân cho người bạn đời của mình cùng với lời tuyên hứa với người bạn đời trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời qua bản TUYÊN NGÔN TRONG SẠCH
1. Tôi sẽ yêu vợ tôi và sống một đời sống gương mẫu cho con cái.
2. Tôi sẽ từ chối những suy nghĩ dâm dục, tham lam, chia rẽ, ganh ghét, ích kỷ.
3. Tôi sẽ không mua, không xem và cũng không lưu trữ những vật phẩm đồi truỵ.
4. Tôi sẽ không nói lời tục tĩu, bêu xấu người khác.
5. Tôi sẽ kiêng rượu và thuốc lá, không cờ bạc và ma túy, và sẽ không hành xử bạo lực.
6. Tôi sẽ không trông mong, không trao đổi những khoản tiền không công chính.
7. Tôi sẽ tránh xa sự giả dối, may rủi, mê tín, nhưng sẽ sống ngay thẳng và trung tín.
8. Tôi sẽ tuân thủ đạo đức công cộng và sẽ giữ gìn trật tự cơ bản của xã hội.
9. Tôi cung kính người lớn tuổi và tôn trọng người trẻ tuổi.
10. Tôi sẽ không gây hại cho người khác vì lợi ích của mình.
Cầu xin Chúa ban ơn, thêm sức cho các học viên để họ trở thành những người chồng tốt, người cha vĩ đại trong các gia đình.

Tin bài & Hình ảnh
CTV Khu vực Hải Phòng


                                                                                   Hình Ảnh Khoá Học


 













V/v Thánh Nhạc Cơ Đốc Dành Cho Thiếu Niên (28/02/2019)




HTTLVN (Miền Bắc) Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục: Huấn Luyện Giáo Viên Trường Chúa Nhật Tại Thái Nguyên Và Hà Nội (20-23/02/2019)

Từ ngày 20-23/02/2019, Ủy Ban Cơ đốc Giáo dục – Tổng Hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tổ chức 2 khóa huấn luyện tại Thái Nguyên và Hà Nội  cho 90 Giáo viên Trường Chúa nhật. Với khải tượng đeo đuổi: “Những điều con đã nghe nơi Ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác.” (II Ti-mô-thê 2:2)
Qua các khóa huấn luyện, các học viên được sâu nhiệm thêm lời Chúa, được trang bị phương pháp hướng dẫn học Kinh thánh hiệu quả cho tín hữu. Không chỉ học lý thuyết, nhưng các học viên được thực tập các phương pháp học Kinh thánh ngay trong nhóm nhỏ; được trao đổi, chia sẻ những khó khăn trong quá trình hướng dẫn tín hữu học Kinh thánh và được giải đáp tận tình bởi  giảng viên. Lớp học tràn đầy tiếng cười với sự chia sẻ hóm hỉnh nhưng chứa đựng lẽ thật sâu nhiệm của lời Chúa. Ủy ban Cơ đốc Giáo dục ước ao qua các khóa huấn luyện, nhân sự khi trở về Hội thánh địa phương sẽ cậy ơn Chúa để tiếp tục giúp đỡ tín hữu càng ham thích Chúa hơn mỗi ngày.
​Chụp hình lưu niệm của các Giáo viên Trường Chúa nhật tại Thái Nguyên
Khóa huấn luyện tại Hà Nội
Nguồn: Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục Tổng Hội


LỜI CẦU NGUYỆN CỦA PHAO LÔ - MS Đinh Thuận QN (24/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HTTLVN (Miền Bắc) Chương Trình Bồi Linh Cho Phụ Nữ Tại Bắc Sơn (14/02/2019)

Vừa qua nhằm ngày 14/02, tại nhà thờ Tin Lành Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Uỷ Ban Phụ nữ Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam đã phối hợp với Ban phụ nữ Hội thánh Bắc Sơn tổ chức chương trình bồi linh với chủ đề: Phụ Nữ Trong Gia Đình cho hơn 130 quý bà quý cô trong các Hội thánh trên địa bàn tỉnh Bắc Sơn.
Chương trình bồi linh cung cấp kiến thức về vai trò làm của phụ nữ trong gia đình, vai trò làm vợ, làm mẹ, ... của người phụ nữ cơ đốc trong gia đình. Qua sự chia sẻ, hướng dẫn của cô Trần Thị Diệp giúp các quý bà, quý cô và quý chị em từ 16 Hội thánh trong tỉnh có các kiến thức quan trọng để vươn tới hình ảnh một người phụ nữ tin kính và tài đức càng thêm. Dù chương trình diễn ra chỉ với một ngày ngắn ngủi nhưng chị em đã được khích lệ, học hỏi nhiều điều giá trị cho đời sống của mình và được thông công với nhau.
Vài hình ảnh ghi nhận:
Nguồn: MS Lý Tài Cương - Bắc Sơn


Nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng phạm tội ở giới trẻ! (18/02/2019)

Một số Cơ Đốc nhân tự tin quả quyết: “con cái trong gia đình Cơ Đốc sẽ không bao giờ phạm tội”. Thực ra, đây chỉ là một quan điểm tích cực trên lý thuyết, nhưng thực trạng là điều chúng ta cần nhìn nhận, suy nghĩ và hành động ngay hôm nay. Vì theo thống kê, mỗi năm có hơn 10.000 trẻ em vị thành niên phạm tội, không loại trừ một số em là Cơ Đốc Nhân.
Không ai khác, nhưng chính phụ huynh là đối tượng đang trực tiếp vẽ lên bức tranh cuộc đời của con em mình trong tương lai. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng hy sinh cả đời mình để gây dựng một tương lai tốt đẹp cho con cái. Không ít người cho rằng: “Tôi làm mọi thứ cũng chỉ tích góp để dành cho con”. Nhưng thứ gì là điều tốt nhất và cần thiết cho cuộc đời con em chúng ta? Tiền bạc, nhà cửa hay những mối quan hệ con ông cháu cha, …!
Theo các nhà tâm lý học hình sự thì một trong ba nhóm yếu tố tác động tới hành vi phạm tội ở trẻ vị thành niên chính là “Hoàn cảnh gia đình”.
1/ HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH:
a. Xây dựng một gia đình có tình yêu thương:
            + Cha mẹ nên thiết lập mối quan hệ vợ chồng gắn bó, khăng khít trong Chúa, để cho con cái thấy được chúng đang sống trong một ngôi nhà hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười. Đa phần các em phạm tội đều có một gia đình không hạnh phúc, thiếu sự quan tâm trọn vẹn của cha lẫn mẹ.
            + Khi “cơm không lành, canh không ngọt”, cha mẹ đừng thể hiện trước mặt con, mà có thể gặp nhau ở một không gian chỉ hai người để giải quyết. Nhưng cách tốt nhất là gia đình nên có những giờ cầu nguyện lễ bái vào mỗi tối để chia sẻ, khích lệ, cầu nguyện và tha thứ lẫn nhau. Ngược lại, khi cãi nhau trước mặt con cái, cha đánh mẹ thì trong ý thức của con trẻ nếu là con trai chúng sẽ tin rằng mình có quyền làm thế với người nữ. Nếu con gái thì sẽ ý thức mình là phái yếu luôn chịu thua thiệt trước người nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của bạo lực gia đình, ly hôn, lối sống ích kỷ, tự kỷ, …
            + Phụ huynh cần tránh dùng ngôn ngữ “chợ búa” hoặc rủa sả con cái bằng những từ cay đắng. Vì những ngôn từ này sẽ khắc ghi sâu đậm vào tâm trí và trở thành nhân cách của các em sau này. Con cái là cơ nghiệp Chúa ban chứ không phải là kẻ thù không đội trời chung “Mão triều thiên của ông già, ấy là con cháu; Còn vinh hiển của con cái, ấy là ông cha” (Châm Ngôn 17:6).
            + Cần có thái độ công bằng khi cư xử trong gia đình. Tấm gương của gia đình ông Y-sác và bà Rê-bê-ca là một minh chứng: Ông Y-sác thì thương yêu con trai cả Ê-sau vì hay đi săn thú rừng về làm cho ông ăn, bà Rê-bê-ca thì thương Gia-cốp vì hay quấn quýt bên mẹ. Từ sự mất quân bình trong tình cảm gia đình đã nảy sinh những rạn nứt giữa hai anh em (Sáng Thế Ký 25:27:34).
            + Trong cách sử dụng tiền bạc, các em cần biết đó là do Chúa ban, nên tiết kiệm trong những việc không cần thiết, nhưng sẵn sàng dùng tiền bạc để dâng hiến và quan tâm, sẻ chia cho những người thiếu thốn. Phụ huynh làm gương để giúp các em biết nguyên tắc không được “mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi” (Rô-ma 13:8), vì nhiều em có thói quen mắc nợ dẫn đến những hành động phạm tội kinh hoàng như giết người cướp của, buôn bán ma túy, …
            + Các em cần biết và tin Chúa thật lòng chứ không phải chỉ là theo đạo. Điều đó sẽ được hình thành từ những giờ học Kinh Thánh cá nhân, gia đình lễ bái, lớp Trường Chúa Nhật, các kỳ trại hè, …Nên khuyến khích các em góp phần trong Hội Thánh, vì môi trường Cơ Đốc sẽ cho các em nhiều cơ hội nhận biết Chúa cá nhân. Đó chính là tấm khiên bảo vệ các em trước các suy nghĩ và hành động phạm tội.
b. Phát triển một mái ấm có kỷ luật:
            Kỷ luật trong gia đình và giúp các em nhận biết điều gì là tốt, điều gì là xấu phù hợp với lứa tuổi. Nhưng không phải là hành động giữa cảnh sát và tội nhân, cũng đừng quá nuông chiều xem các em là hoàng tử hay công chúa trong gia đình.
            + Nguyên tắc ứng xử phải là điều bắt buộc đối với các em. Các em cần được dạy hai câu “Xin lỗi” và “Cảm ơn” ngay chính trong gia đình của chúng ta là Cơ Đốc nhân. Dưới đây là 5 chữ vàng mà cha mẹ cần nhớ của nguyên tắc thực hiện kỷ luật trong gia đình:
  1. Rõ Ràng: Phải giải thích rõ ràng những nguyên tắc trong thái độ bình tĩnh, tích cực, hạn chế quát mắng, giận dữ.
  2. Cụ Thể: Các quy tắc phải cụ thể, chi tiết, điều gì được phép, điều gì không. Cha mẹ phải cầm tay chỉ việc trong từng trường hợp cụ thể.
  3. Bất Biến: Cha mẹ phải hiệp một và không nên thay đổi các quy tắc theo tâm trạng. Nếu thay đổi một nguyên tắc nào đó thì cần phải giải thích lý do.
  4. Nhất Quán: Cha mẹ là tấm gương để các em noi theo, không ít các em đã nói: “Ba mẹ con không đi nhóm, nên con cũng ở nhà
  5. Nhân Quả: Kỷ luật gồm: “Nguyên tắc, hậu quả và khen thưởng”. Cha mẹ cần phối hợp với nhau để hướng dẫn các em, thông thường các em trai hay gần gũi với mẹ, em gái lại gần gũi với cha (vẫn có những trường hợp ngược lại). Cha mẹ nên tận dụng điều đó để thực hiện năm nguyên tắc trên với tinh thần và thái độ yêu thương, luôn nhắc các em nhớ mình là Cơ Đốc nhân.
2/ YẾU TỐ KHÁCH QUAN NGOẠI CẢNH:
a. Bạn bè:
            Bắt đầu từ 6-7 tuổi, mối quan hệ bạn bè đã dần hình thành và khá quan trọng vì là một trong những đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và hành động của con em chúng trong tương lai. Anh chị trong gia đình không phải là bạn bè, nên đừng ngăn cản tình bạn giữa các em với nhau. Chính các em sẽ tìm thấy những người bạn hợp với mình trong các môi trường tiếp xúc mỗi ngày. Bởi vậy, thời gian sinh hoạt mỗi tuần trong môi trường Cơ Đốc càng nhiều, càng giúp các em có những tình bạn đẹp trong Chúa. Với các bạn ngoài Hội Thánh, hãy khích lệ các em mời bạn đến nhà, và giúp con em mình trở thành người chia sẻ nếp sống Cơ Đốc cho bạn bè xung quanh. Với những bạn xấu, cha mẹ không nên la mắng, cấm tuyệt, nhưng cần giải thích cho các em cách cư xử ấy không phù hợp với nếp sống Cơ Đốc, “chớ mắc lừa: Bạn bè xấu làm hư thói nết tốt” I Cô-rinh-tô 15:33). Để chính các em tự giác trước những hành động sai trái, và tự lánh xa những bạn bè xấu. Hãy xem các em như những người trưởng thành qua thảo luận, trò chuyện nhẹ nhàng với trung tâm là nếp sống Cơ Đốc, thay vì quát mắng, chửi bới, rủa sả.
b. Môi trường văn hóa:
– Văn hóa khỏe: Phụ huynh cần khích lệ tinh thần học tập của các em, nhưng đừng tạo áp lực thành tích và so sánh với những em khác. Nên chăng, giúp các em phát triển tính kiên trì và phấn đấu. Điều này cần thực hiện từ khi các em lên 2-3 tuổi, nhưng vẫn không quá muộn nếu chúng ta bắt đầu thực hiện ngay hôm nay. Cần giải thích cho các em biết khi em làm việc gì cũng là đang làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta. Dù việc lớn hay việc nhỏ, cũng phải mô tả cho các em thấy bức tranh tốt đẹp khi kiên trì khắc phục trở ngại làm đến lúc hoàn thành, và dù có thất bại hay thành công thì cha mẹ vẫn luôn ở bên cạnh các em. Điều quan trọng các em cần nhớ là “Con mắt Đức Giê-hô-va ở khắp mọi nơi, và Ngài sẽ ban sự khôn ngoan cho em” (Châm Ngôn 15:3; Gia-cơ 1:5).
– Văn hóa sạch: Văn hóa đọc sách, truyện, xem phim là những nhu cầu không thể thiếu để phát triển tư duy, kỹ năng sống của các em. Nhưng không ít truyện tranh, clip có nội dung bẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành ý thức, ngôn ngữ và nếp sống Cơ Đốc của các em. Điển hình là bài viết “Giật mình với ngôn ngữ “chợ búa” trong truyện tranh Tý Quậy của NXB Kim Đồng” (http://phanthi.vn), hay những clip đăng trên Youtube đi sàn nhảy, quán bar, đánh nhau, …Phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở và kỷ luật đúng lúc.
Tin vui cho quý phụ huynh là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam có xuất bản và đăng khá nhiều văn phẩm Cơ Đốc phong phú như: Sách bồi linh, truyện ngắn Cơ Đốc, bản tin Mục Vụ, Kinh Thánh Hàng Ngày Cho Thiếu Nhi, …Quý phụ huynh có thể tìm thấy nguồn văn phẩm này tại phòng sách Cơ Đốc ở các tỉnh và trang web: https://httlvn.org.
3/ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN
a. Trạng thái cảm xúc: Thanh thiếu niên là người đang trong quá trình phát triển sinh lý, tâm lý và ý thức. Đây là giai đoạn mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của các em. Nên có không ít trường hợp, xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ, nhưng không kiềm chế được sự nóng giận quá khích mà một số em đã phạm phải hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội. Quý phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc của các em, và tạo một thói quen bình tĩnh trong gia đình khi đối diện với bất cứ việc gì với nguyên tắc “người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:9).
 b. Nhận thức pháp luật:
Thanh thiếu niên là lứa tuổi thiếu cân đối về trí tuệ, với kinh nghiệm sống còn quá ít ỏi và khả năng nhận thức pháp luật cũng hạn chế. Một số em thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không đúng đắn của cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả. Chỉ khi được giải thích, phân tích thì các em mới hiểu rằng hành vi của mình là phạm tội.
Những hành vi bị luật pháp ngăn cấm, thì đối với luật Chúa là điều không thể chấp nhận được. Một em thanh thiếu niên luôn nhận thức mình là Cơ Đốc nhân thì khó để phạm tội. Quý phụ huynh có 90.000 giờ trong 15 năm đầu đời để dạy cho các em nếp sống đẹp lòng Chúa.
c. Nhu cầu độc lập: Ở mỗi lứa tuổi các em có nhu cầu tự quyết định, tự hành động theo ý kiến riêng mà không muốn bị ảnh hưởng của người khác. Điều này giúp có em hình thành nếp sống tự lập. Nhưng cần phải quan tâm và dùng biện pháp kỷ luật đối với những nhu cầu độc lập thái quá thể hiện dưới những hành động như ngang bướng, cố chấp, dễ tự ái, gây gổ, phô trương. Tất cả những hành vi này của người chưa thành niên đều mang tính chất của hành vi lệch chuẩn, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.
d. Nhu cầu khám phá cái mới: Đây là một trong những đặc điểm tâm lý của các em thanh thiếu niên. Quý phụ huynh cần quan tâm đến nội dung những điều con em mình đang chơi, xem, nghiên cứu để ngăn chặn và giúp các em dừng lại đúng lúc. Tuy nhiên, cần tế nhị để không ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của các em.
            Sẽ không còn cơ hội để cứu con em chúng ta, nếu quý phụ huynh không bắt đầu hành động ngay hôm nay. Vì con cái chính là bầy chiên mà Chúa đang giao phó cho quý phụ huynh “hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm” (I Phi-e-rơ 5:2).
                                                                                                                             Paul Tạ
Tài liệu tham khảo:
Bí kíp dạy con từ 6-9 tuổi (Suzanne Vallières, Đỗ Đình Tấn dịch, NXB Trẻ, 2017);Bí kíp dạy con từ 9-12 tuổi (Suzanne Vallières, Đỗ Đình Tấn dịch, NXB Trẻ, 2017);Bí quyết Teen thành công (Adam Khoo & Gary Lee, Trần Đăng Khoa & Uông Xuân Vy dịch, NXB Phụ Nữ, 2018);Tâm lý học (Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên – Đại Học Luật Đà Nẵng, 2017).


NĂM MỚI XIN CHÚA GIẤU CON - MS Huỳnh Minh Tuấn (17/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Thông Báo V/v Chương Trình Đại Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Tin Lành Đến Khu Vực Sài Gòn (13/02/2019)




Mục Sư – Truyền Đạo Tỉnh Khánh Hòa Hiệp Nguyện Tháng 2 Năm 2019 (13/02/2019)

HTTLVN.ORG – Vào lúc 8 giờ 30 ngày 13/2/2019, Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Khánh Hòa đã kết hợp với Hội Thánh Nha Trang tổ chức chương trình hiệp nguyện cho quý Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, Truyền Đạo, Nữ Truyền đạo với hơn 50 tôi tớ Chúa trong tỉnh đã về tham dự và cùng hiệp lòng cầu nguyện.
Ban hiệp nguyện tôn vinh Chúa và học hỏi Lời Ngài với chủ đề “Năm mới trong Chúa” nương trên Kinh Thánh I Các Vua 19:1-18. Mục sư Nguyễn Đan Chiêu đã khích lệ chức vụ của quý tôi tớ Chúa trong năm mới cần phải làm mới lại trong sự nhận biết Chúa và kinh nghiệm Chúa trong sự kêu gọi.
Mục sư Nguyễn Đan Chiêu tâm tình
Ban Hiệp nguyện cùng dâng lên lời ngợi khen, cảm tạ Chúa vì các Hội Thánh nhóm lại vui vẻ, phước hạnh trong sự thờ phượng Chúa vào dịp Tết Nguyên Đán 2019. Chúa cho đã có 10 người tin nhận Chúa tại các Hội Thánh trong dịp chia sẻ niềm tin và trao tặng quà Tết. Lớp Giáo lý Báp-tem cho các con cái Chúa tại Hội Thánh Suối Cát và Khánh Vĩnh được diễn ra tốt đẹp. Trong tỉnh cũng có 3 tôi tớ Chúa được công nhận chức danh “Mục sư Nhiệm chức” gồm MSNC Ao Công Vương; MSNC Ngô Văn Thấn; MSNC Hà Nghen.
Ban Hiệp nguyện cũng dành thì giờ cầu thay cho Hội đồng thường niên của một số Hội Thánh: Vạn Ninh, Phước Hải, Cam Nghĩa, Quảng Hòa; cầu nguyện xin Chúa tiếp trợ cho 2 Chi Hội đang xây dựng: Chi Hội Cam Nghĩa; Chi Hội Phú Hữu; Chương trình Thông công phụ nữ tỉnh Khánh Hòa vào ngày 08/03/2019; Chương trình Hội đồng Bồi linh tỉnh Khánh Hòa vào ngày 17/03/2019.
Ban hiệp nguyện chia tổ cầu nguyện và kết thúc vào lúc 11 giờ 30 sau lời chúc phước của Mục sư Võ Văn Tự Cường.
CTV. MSNC Tạ Quang Vinh


Cung Hiến Nhà Thờ Tin Lành Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa (12/02/2019)

HTTLVN.ORG – Sau một năm xây dựng, sáng ngày 12/02/2019, Chi Hội Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ Cung hiến nhà thờ lên cho Đức Chúa Trời. Đây cũng là dịp Hội Thánh tổ chức kỷ niệm 91 năm Tin Lành đến Diên Khánh.
Mục sư Thái Phước Trường, Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã đến dự và rao giảng sứ điệp cung hiến. Cùng dự có các Mục sư trong Thường trực Tổng Liên Hội, Ủy viên Tổng Liên Hội, Ban Đại diện cùng khoảng 500 tôi con Chúa và đại diện các cấp chính quyền.
Ban hát Hội Thánh Diên Khánh tôn vinh Chúa
Hội Thánh được lắng nghe lịch sử Tin Lành đến tại Diên Khánh với biết bao ơn phước không xiết kể. Theo đó, năm 1928, gia đình cụ Nguyễn Thỉnh, tín đồ Hội Thánh Nha Trang đến Diên Khánh. Tiếp đến, Mục sư Phan Đình Liệu đến khu vực này giảng Tin Lành, có 5 gia đình đầu tiên nhóm lại tại nhà cụ Nguyễn Thỉnh. Trong khoảng thời gian 9 năm từ 1928 đến 1936, nhiều vị Mục sư, Truyền đạo đến giảng Tin Lành và chăn dắt bầy chiên như TĐ Đặng Ngọc Cầu, MS Duy Cách Lâm, MS Trần Dĩnh, MS Dương Nhữ Tiếp.
Từ 1937 – 1939, MS Lê Đình Tố đến thành lập Hội Thánh với tên gọi Nha Trang – Thành. Trải qua suốt thời gian này, Hội Thánh nhóm lại tại nhà cụ Nguyễn Thỉnh. Từ 1940 – 1944, nhà thờ được xây dựng dưới thời TĐ Ông Văn Kỉnh.
Các tôi tớ Chúa tiếp tục hầu việc Chúa sau đó gồm TĐ Nguyễn Lương Thiện, MS Lê Khắc Hòa, MS Lê Văn Long, MS Lê Tấn Đặng, TĐ Nguyễn Đình Hiệu, TĐ Lưu Tự An, MS Nguyễn Văn Thìn, TĐ Lưu Văn Giáo (tái thiết nhà thờ), TĐ Lê Đích, TĐ Võ Văn Tự Cường.
Ngày 28/12/1988, nhà thờ Diên Khánh bị tháo dỡ một phần vì phải mở rộng đường quốc lộ. Từ ngày 31/12/2014 đến nay, MSNC Huỳnh Hữu Nghĩa đến hầu việc Chúa tại Hội Thánh. Ông được tấn phong Mục sư ngày 31/01/2018. Do nhu cầu phát triển của Hội Thánh, cần xây dựng và mở rộng cơ sở nhà Chúa, với sự hiệp nhất cầu nguyện của tôi con Chúa, nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 12/03/2018.
Với sứ điệp “Sự Cảm Tạ” nương trên nền tảng Kinh Thánh Thi Thiên 138, II Cô-rinh-tô 9:8-15, Mục sư Hội trưởng khích lệ tôi con Chúa phải luôn cảm tạ Ngài vì chúng ta được nối kết với Chúa Giê-xu, vì ơn Ngài không xiết kể trên cuộc đời chúng ta và cảm tạ Chúa ở nơi đền thờ của Ngài.
Mục sư Thái Phước Trường rao giảng sứ điệp cung hiến
Mục sư Phạm Sính, Ủy viên Mục vụ tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn nghi thức cung hiến.
Tri ân các tôi tớ Chúa tiền nhiệm
Tri ân lãnh đạo Giáo Hội
Chương trình kết thúc lúc 11 giờ 30 sau lời chúc phước của Mục sư Nguyễn Hữu Bình, Phó Hội trưởng II. Toàn thể Hội Thánh ra về trong niềm hân hoan và cảm tạ Chúa về mọi ơn lành Ngài ban thật không kể xiết.
CTV. MSNC Tạ Quang Vinh


Đồng Nai: Hiệp Nguyện Giáo Phẩm Lần 1 năm 2019 (12/02/2019)

HTTLVN.ORG – Vào lúc 9 giờ ngày 12/02/2019, tại nhà thờ Tin Lành Cẩm Đường, Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình hiệp nguyện cho các giáo phẩm cả ông và bà.
Hiện diện gồm có Mục sư Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng thủ quỹ Tổng Liên Hội, Chuyên trách Truyền Giáo; cùng khoảng 80 đầy tớ Chúa trong tỉnh.
Nhân dịp đầu năm mới, Mục sư Nguyễn Văn Ngọc tâm tình về “Khải Tượng Mới Của Tiên Tri” dựa trên nền tảng Kinh Thánh Ê-sai 6:1-13. Qua đó, Mục sư khích lệ tôi tớ Chúa hãy “nhìn lên” để thấy sự vinh quang, thánh khiết của Chúa; “nhìn xuống” để thấy chính mình yếu đuối, tội lỗi với lòng ăn năn; và “nhìn ra” để thấy nhiều người đang hư mất hầu vâng theo mạng lệnh Chúa truyền đem Phúc Âm đến cho họ.
Sau đó, Mục sư diễn giả cũng đã dành thời gian để thuyết trình về “Thành Lập Điểm Nhóm Mới”. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 33 Chi Hội và 45 Điểm Nhóm. Ao ước trong tương lai, tỉnh sẽ đạt đến con số 100 Chi Hội và Điểm Nhóm.
Mục sư Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng thủ quỹ Tổng Liên Hội
Các đầy tớ của Chúa cũng dành thời gian cầu nguyện cho những nhu cầu cấp thiết của các Hội Thánh trong tỉnh như việc mua đất của Chi Hội Bàu Cá; giấy chủ quyền đất của các Chi Hội Xuân Thọ, Túc Trưng, Long Phước; việc xây dựng cơ sở Cơ Đốc Giáo dục của các Chi Hội Gia Rây, Phú Túc; và một số nhu cầu có cần khác của các Hội Thánh trong tỉnh.
Nhân dịp này, Mục sư Nguyễn Tờn cũng thông tin một số công tác mục vụ trong tỉnh cũng như trao Giáo vụ lệnh tái bổ nhiệm và bổ nhiệm cho một số đầy tớ Chúa trong tỉnh.
Buổi hiệp nguyện kết thúc vào lúc 15 giờ 30 sau lời cầu nguyện cảm tạ Chúa của MSTS Nguyễn Văn Huệ. Ai nấy ra về với lòng ước ao được Chúa ban ơn để gây dựng Hội Thánh vững mạnh và sẽ có nhiều Điểm Nhóm mới được thành lập, nhiều người được cứu thêm vào Hội Thánh.
TTV. Mục sư Đặng Châu Ngọc


ĐIỂM NHÓM TIẾN BÌNH: ĐỔI MỚI - MS Đinh Thuận (10/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

PHƯỚC - MS Đinh Thuận QN (10/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

GIẢI BÓNG ĐÁ CÁC BAN NGÀNH (09/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HÁT MỪNG XUÂN ĐINH HỢI (05/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

LỜI CẦU NGUYỆN ĐẦU NĂM - MS Đinh Thuận QN (05/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

TẤT NIÊN: SẴN SÀNG - MS Đinh Thuận QN (03/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

NHẬN MÃO TRIỀU THIÊN - MS Đinh Thuận QN (03/02/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HTTLVN (Miền Bắc) Thư Kêu Gọi Dâng Hiến Quỹ Hưu Trí (01/02/2019)




HTTLVN (Miền Bắc) Xin Giúp HTTL Én Ngoại, Cao Bằng Bị Cháy (28/01/2019)

Nhà tín hữu Chảo Quẩy Châu và một phần nhà bên cạnh bị cháy trong đợt hoả hoạn vừa qua, lúc 15 giờ, ngày 28 tháng 01 năm 2019. Ngôi nhà ông Châu được dâng để Hội Thánh Tin Lành Én Ngoại, xã Vinh Phong, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng làm nơi nhóm lại.
Ước tính thiệt hại trên 462,000,000đ. Trong đó, chạy toàn bộ căn nhà rộng 160m vuông, 70 bao thóc và ngô, quần áo, chăn màn, các tủ, 1 xe máy, 1 máy sát. Giá trị căn nhà khoảng 400,000,000đ; các vật dụng khoảng 50,000,000đ; trang thiết bị của Hội Thánh khoảng 12,00,000đ.
Nhà cháy, Hội Thánh cũng không còn nơi nhóm lại. Ông Châu và gia đình hiện không còn gì, tạm thời anh em trong Hội Thánh nâng đỡ, người góp gạo, kẻ góp chăn màn, quần áo cho ông và gia đình, nhưng cũng chẳng thấm vào đâu giữa mùa đông giá rét này, và những ngày Tết sắp gần.
Tôi con Chúa mọi nơi xin cầu nguyện, và rộng lòng giúp đỡ cho anh em chúng ta trong lúc khó khăn này. Mọi sự dâng hiến, xin gửi về:

Mục sư Tẩn Văn Diêu,
Uỷ viên Ban Trị sự Tổng Hội, Thủ quỹ Ban Đại diện tỉnh Cao Bằng.

Số tài khoản: 8301205015757.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Bảo Lâm, Cao Bằng.


Năm Nguyên Tắc Kỷ Luật Con Cái (31/01/2019)

 Melissa Kruger
Trước khi có con, tôi làm việc nhiều năm trong vai trò nhà tư vấn trại và giáo viên một trường trung học thật lớn. Cả hai môi trường nầy dạy tôi biết tầm quan trọng của kỷ luật trong sự phát triển của trẻ. Nếu không có tổ chức và nội quy, trại hè sẽ nhanh chóng chuyển thành một phiên bản nào đó của Chúa Ruồi (tiểu thuyết thể loại giả tưởng tự biện của William Golding, đạt giải Nobel văn chương năm 1983-ND)Thiếu kỷ luật trong lớp, học sinh sẽ không bao giờ có cơ hội học hỏi.
Qua những tháng năm làm việc với trẻ, năm nguyên tắc chỉ đạo đã giúp ích cho tôi trong vai trò nhà tư vấn, giáo viên, và đặc biệt là người mẹ. Dù không phải mọi phương pháp đều hiệu quả đối với trẻ, nhưng tôi thấy các phương pháp sau đây hiệu quả với nhiều trẻ, không phân biệt tuổi tác, giới tính hoặc tính khí.
  1. Dạy theo cách chủ động thay vì đối phó.
Trẻ em cần được dạy lẽ phải cũng như cần được sửa sai. Những câu chuyện Kinh Thánh, những sự việc thường ngày, và cả những lỗi lầm là cơ hội để đặt câu hỏi: “Phải làm sao mới đúng?” Cho phép trẻ nói lên cách hành động đúng sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn, thay vì chỉ nghe bạn dạy bảo.
Lúc các con của tôi còn nhỏ, trước khi bước vào cửa hàng tạp hóa, tôi thường hỏi vui: “Các con có tính cư xử giống như bọn du côn trong cửa hàng nầy không?” Đương nhiên chúng sẽ đáp: “Dạ không!” Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì bọn du côn làm gì khi vào cửa hàng nào?” Chúng sẽ kể ra đủ kiểu hành động như: chạy quanh cửa hàng, không nghe lời mẹ, leo lên xe đẩy để đứng, hỏi xin kẹo, la ó om sòm, cộng thêm một lô ý tưởng ngớ ngẩn khác.
Chủ động ôn trước những cách ứng xử trong cửa hàng sẽ giúp trẻ vâng lời. Mỗi ngày, trẻ con cần được nhắc nhở cách chơi với bạn, cách ứng xử nơi công cộng, cách đáp lại cử chỉ bất lịch sự, và cách nói lời xin lỗi. Nếu lúc nào chúng ta cũng nói “Đừng làm như vậy” mà không bảo “Hãy làm như vầy nè,” thì con chúng ta sẽ càng chán nản vì không biết làm sao mới là hành động đúng.

  1. Hình phạt lẫn khen thưởng.
Khi lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời đặt trước mặt họ cả phước lành lẫn rủa sả (Phục 30). Ngài báo trước rất rõ phước hạnh của sự vâng lời lẫn hậu quả của sự bất tuân. Trong lúc dạy con, chúng ta cũng nên làm như vậy.
Một số cha mẹ ngại ban thưởng vì nghĩ như vậy là giống như hối lộ. Tuy nhiên, phần thưởng và hối lộ về cơ bản khác nhau ở thông điệp chúng truyền tải. Phần thưởng khích lệ và khen thưởng hành vi đúng. Còn hối lộ là ban thưởng và khuyến khích hành động sai quấy. Cả hai thường có vẻ giống nhau, cho nên chúng ta hãy xem thí dụ sau đây.
Một bé 18 tháng tuổi không chịu ngồi trong xe đẩy ở cửa hàng tạp hóa. Nếu hối lộ bé, thì câu chuyện sẽ như sau: Mẹ và bé vào cửa hàng. Mẹ tìm cách đặt bé ngồi vào xe đẩy. Bé la hét, giận dữ và đá vào mẹ. Mẹ vẫn ấn bé xuống nhưng không được. Chán nản, bà nhìn vào ví, thấy có cây kẹo que, đưa cho bé để bé chịu ngồi yên.
Ngược lại, phần thưởng sẽ như sau: Trước khi xuống xe hơi, mẹ nhìn vào mắt bé và nói: “Mẹ biết nhiều lúc ngồi xe đẩy của cửa hàng thật khó chịu. Nếu con chịu ngồi yên trong xe đẩy, mẹ sẽ có quà cho con. Con có ngoan ngoãn giúp mẹ hôm nay không?” Bé đáp: “Dạ được,” và trông chờ quà ngạc nhiên từ mẹ. Hai mẹ con dạo trong cửa hàng, bé ngồi yên trên xe đẩy và nhìn thấy mẹ có kẹo que. Mẹ hứa nếu bé chịu ngồi yên và ngoan ngoãn thì bé được ăn cây kẹo que ngay trên đường về.
Trong tình huống thứ nhất, trẻ làm chủ tình hình. Về bản chất, trẻ được thưởng nhờ gào thét, la ó, đạp đá lung tung. Trong tình huống thứ hai, mẹ cứng rắn làm chủ tình hình, và trẻ được thưởng nhờ ứng xử đúng mức. Phần thưởng giúp con chúng ta cuối cùng hiểu được sự nhân từ trong đường lối của Đức Chúa Trời, đó là Ngài ban thưởng cho công sức của chúng ta (Cô-lô-se 3:23-24).
  1. Cương quyết thực thi những qui luật đã đưa ra.
Lúc tôi bắt đầu dạy học, một số học sinh chỉ thua tôi năm tuổi. Tôi nhận biết mình phải củng cố qui luật để buộc chúng tôn trọng tôi. Chúng cần phải tin tôi nói “có” là “có” và nói “không” là “không,” để duy trì trật tự trong lớp học.
Với con cái chúng ta cũng vậy. Nếu bạn bảo con mình nếu nó đánh bạn bè thì sẽ phải rời khỏi công viên,  thì bạn phải làm như vậy khi nó đánh ai đó. Nếu bạn bảo con trai không được xem phim khi chưa dọn dẹp giường ngủ, thì phải áp dụng như vậy khi nó không vâng lời. Con chúng ta cần biết rằng chúng ta nói là làm- cho dù điều đó không dễ dàng.
Dẫu vậy, tôi cũng cần lưu ý: Chỉ đưa ra biện pháp nào mà bạn sẵn sàng thực thi. Nếu bạn thực sự muốn đưa con đi xem phim hoặc chơi trong công viên, còn không thì hãy nghĩ ra một biện pháp khác thích hợp hơn với tình huống.
Tất cả chúng ta đều phải chấp nhận rằng hiếm có cơ hội thuận tiện để kỷ luật con cái. Chúng thường bất tuân khi chúng ta bận làm gì đó, nên không muốn dừng tay để yêu thương sửa dạy chúng. Thế nhưng kết quả của việc trung tín kỷ luật chúng đáng cho chúng ta phải hy sinh để kỷ luật. Tôi xin hứa như vậy.
  1. Phương pháp kỷ luật phải hiệu nghiệm.
Những gia đình khác nhau thì dùng nhiều phương pháp kỷ luật con cái khác nhau. Thật ra, ngay cả trong cùng một gia đình, con cái vẫn cần nhận những hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là phương pháp nào đi nữa, chúng ta cũng biết nên rằng “Tất cả sự sửa phạt lúc nầy dường như chỉ làm cho đau đớn chứ không phải là vui mừng, nhưng về sau sinh ra bông trái công chính và bình an cho những người đã chịu luyện tập như vậy” như Hê-bơ-rơ có chép.
Dù bạn dùng phương pháp kỷ luật nào đi nữa thì chắc hẳn là sẽ gây khó chịu đối với con bạn. Cần nói rõ là kỷ luật không phải để lạm dụng trẻ, hoặc để cha mẹ con “trút giận” lên con cái. Kỷ luật là vì lợi ích của trẻ chứ không nhằm giải quyết cơn tức giận của cha mẹ. Nếu bạn tức giận hoặc thất vọng thì hãy chờ bớt giận rồi hãy sửa dạy con.
Trong gia đình chúng tôi, giai đoạn đầu của kỷ luật là la rầy nghiêm khắc, rồi nhắc đến hậu quả. Chúng tôi đem con ra khỏi tình huống, đặt mình ở trình độ của con, và nghiêm khắc nói cho con biết cách ứng xử của nó là không đúng. Nếu nó không nghe lời cảnh cáo, thì chúng tôi thường cách ly nó theo số phút thích hợp với độ tuổi của nó. Nếu nó không chịu cách ly hoặc vẫn ngoan cố sau khi bị cách ly, thì mới dùng roi.
Khi con đã lớn, những phương pháp nầy giảm hiệu nghiệm, cho nên cần đánh giá lại. Cắt giảm đặc quyền, phạt bằng tiền (do gây hư hại hoặc làm đổ vỡ), hoặc bắt làm thêm việc nhà, có hiệu quả hơn đối với trẻ lớn. Dù là cách kỷ luật nào đi nữa cũng cần phải hiệu quả đối với chính cá nhân trẻ.
Thực tế nầy là điều khó cho bậc làm cha mẹ. Tôi thích thấy con mình vui vẻ và thấy đau lòng khi làm cho chúng khổ sở. Thế nhưng lời hứa trong Hê-bơ-rơ 12:11 xoa dịu nỗi sợ của chúng ta. Sẽ có mùa gặt công chính và bình an cho trẻ được nuôi dạy bằng kỷ luật. Chúng ta chúc phước cho con mình khi yêu thương đủ để kỷ luật chúng.
  1. Bắt quả tang” trẻ làm điều đúng.
Tôi thấy đây là phương pháp hiệu quả để khích lệ trẻ. Tôi thường dạy trẻ 4 tuổi ở nhà thờ. Cách nhanh nhất buộc cả đám ngồi yên là nói: “Các con nhìn đây nè! Cô thích cách Sarah ngồi để hai tay lên đùi, chờ nghe kể chuyện kìa.” Ngay lập tức, 15 đứa trẻ khác cũng bắt chước ngồi để tay lên đùi, chờ nghe kể chuyện.
Khen ngợi là dụng cụ hiệu quả và là phước hạnh đối với trẻ. Lời khen giúp chúng biết đâu là điều phải, và đồng thời cho biết bạn quan tâm tới trẻ. Tất cả chúng ta đều muốn người chủ nhìn thấy điều tốt mình làm để khen, chứ không chỉ để sửa sai. Cũng vậy, con cái chúng ta cần chúng ta theo dõi mọi hành vi đúng, từng hành vi một, cũng như điều chỉnh từng hành vi sai trật.
Loại khích lệ nầy đặc biệt quan trọng đối với trẻ có vấn đề về ứng xử hoặc trẻ đang ở giai đoạn ương ngạnh nghiêm trọng. Lỗ tai chúng rất thính đối với lời khen đơn giản nhất. Hãy theo dõi chúng trong từng hành vi – từng điều – hợp lý theo khả năng của bạn.
Nguyên tắc Quan trng Nhất
Các nguyên tắc kỷ luật nầy đã giúp ích cho vợ chồng tôi, nhưng cũng có giới hạn. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi tấm lòng con cái chúng ta. Mọi sự khôn ngoan trong cách nuôi dạy con trên đời đều không thể cứu hoặc biến cải được con cái chúng ta, mà chỉ một mình Chúa Giê-xu mới làm được điều đó.
Trong khi chúng ta tìm cách sử dụng thật khôn ngoan mọi phương pháp nuôi dạy con, thì điều quan trọng nhất có thể làm được là dành thời gian đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, xin Đức Chúa Trời hướng dẫn mình. Ngài lắng nghe, Ngài thấu hiểu và Ngài hứa thành tín cung ứng mọi sự khôn ngoan chúng ta có cần (Gia-cơ 1:5). Ước mong chúng ta tìm kiếm Ngài, cầu xin Ngài hành động trong lòng con cái mình.
Người dịch: Khue Tran
Nguồn: https://www.thegospelcoalition.org/article/5-principles-for-disciplining-your-children