Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

Lâm Đồng: Tập Huấn Chương Trình Giáng sinh Cho Giáo Viên Thiếu Nhi (30/09 - 05/102019)

HTTLVN.ORG – Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Lâm Đồng kết hợp với Khối Thiếu nhi thuộc Ủy ban Thanh Thiếu Nhi Tổng Liên Hội tổ chức lớp tập huấn “Vui Mùa Giáng Sinh” cho giáo viên dạy thiếu nhi trong 06 ngày tại hai khu vực Bắc và Nam Lâm Đồng.
Chương trình 1 được tổ chức từ ngày 30/09 đến 02/10/2019 dành cho khu vực Bắc Lâm Đồng tại nhà thờ Tin Lành Bon Rơm, huyện Đức Trọng với hơn 700 giáo viên tham dự
Chương trình 2 được tổ chức từ ngày 03/10 đến 05/10/2019 cho khu vực Nam Lâm Đồng tại nhà thờ Tin Lành Bảo Lộc cho 200 giáo viên từ các Chi Hội, Điểm Nhóm trong khu vực
MS Võ Đông Tiên hướng dẫn chương trình
MS Bùi Phụng cầu nguyện khai lễ
Thầy Phạm Xuân Trí dành thì giờ ngày đầu để huấn luyện phương pháp dạy Kinh Thánh, khích lệ các giáo viên tự rèn luyện chính mình về cả hai phương diện của một giáo viên Cơ Đốc, tức phẩm chất và phương pháp giảng dạy.
Nương theo chủ đề mùa Giáng Sinh năm 2019 là “Chúa Tình Yêu Giáng Sinh”, ngoài những bài dạy, chương trình cũng giới thiệu những bài hát cử điệu giúp cho các giáo viên tham dự nắm vững về phương pháp lẫn kỹ năng triển khai lời Chúa trong mùa Giáng sinh.
Trải qua 06 ngày học, các giáo viên tiếp thu những kỹ năng với mong ước khi trở về với Hội Thánh địa phương sẽ áp dụng thật tốt, biết cách tổ chức công việc nhằm đem lại kết quả tốt cho sự gây dựng và phát triển Hội Thánh.
TTV – MS Võ Đông Tiên & MsNc Nguyễn Thiện Phước


Bồi Linh - Hiệp Nguyện Giáo Phẩm TP.HCM Tháng 10/2019 (07/10/2019)

HTTLVN.ORG – Chương trình Bồi linh – Hiệp nguyện Giáo phẩm TP.HCM được tổ chức vào sáng ngày 07/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Bình Trị Đông.
Mục sư Nguyễn Thế Hiển, Ủy viên Mục vụ TP.HCM cầu nguyện khai lễ
Ban hát ngợi khen Chúa
Mục sư Võ Đông Thu chia sẻ lời Chúa với chủ đề: “Ba Hình Ảnh Của Hài Cốt Khô” dựa trên Kinh Thánh nền tảng Ê-xê-chi-ên 37:1-14  
Trong giờ hiệp nguyện, quí đầy tớ Chúa chia nhóm để cầu nguyện cho các vấn đề như sau:
– Cảm tạ Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của tôi con Ngài về việc Điểm Nhóm Thạnh Xuân (trực thuộc Chi Hội Tô Hiến Thành) được chính quyền công nhận. Hội Thánh sẽ tổ chức lễ ra mắt Điểm Nhóm và cung hiến nhà nguyện cho Chúa vào ngày 09/11/2019.
– Hội đồng lưu Quản nhiệm của Hội Thánh Bình Trị Đông vào Chúa nhật 20/10/2019.
– Chương trình Bồi linh – Huấn luyện cho phụ nữ khu vực TP. HCM vào ngày 12/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Khánh Hội.
– Chương trình huấn luyện truyền giáo vào ngày 18/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Tô Hiến Thành.
– Việc xin phép xây dựng cở sở nhà Chúa tại các Hội Thánh: Bình Đông, Vĩnh Lộc A.
– Hội Thánh Vĩnh Lộc B đã xây dựng xong cơ sở và xin chuyển sinh hoạt về cơ sở mới.
– Bà MsNc. Đào Văn Hạnh bị tai nạn xe đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.
– Sức khỏe của Mục sư Phan Quang Vũ đang suy yếu.
– Việc di dời nhà thờ Tin Lành Ngô Gia Tự vào năm 2020.
TTV. Phước Lành


CHÚA KHÔNG HỀ QUÊN - MS Đinh Thuận QN (06/10/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HTTLVN (Miền Bắc) Giải Đáp Thắc Mắc Của Ban Chấp Sự Hội Thánh Tin Lành Hà Nội (04/10/2019)

Kính thưa quý tôi con Chúa, trong những ngày vừa qua Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) đang trải qua những tổn thương, căng thẳng, sự chia rẽ cùng nhiều hiểu lầm. Hiện nay trên những trang mạng xã hội có nhiều bài viết, nhiều thông tin trái chiều, nhiều bình luận tiêu cực và nhiều sự thật bị che giấu. Thật khó để cầu nguyện nếu như chỉ nhìn vấn đề theo một phía vì điều đó sẽ quyết định đến điều chúng ta cầu xin.

Dưới đây là “Giải đáp thắc mắc của tín hữu về quyết định kỷ luật mục sư Bùi Quốc Phong...”. Điều mà ban Truyền thông Tổng hội mong muốn không phải để gây thêm sự chia rẽ nhưng để con cái Chúa khắp nơi đang có tấm lòng cưu mang, quan tâm đến tình hình căng thẳng giữa Hội thánh Tin lành Hà Nội và Tổng hội có một cái nhìn khách quan. 






HTTLVN (Miền Bắc) Thông Báo Chương Trình Hiệp Nguyện Đặc Biệt Ngày 03/10/2019 Tại Tổng Hội




HTTLVN (Miền Bắc) Thông Báo Về Việc Giảng Và Dạy Tại Hội Thánh Địa Phương (01/10/2019)



3 Lăng Kính Mà Mỗi Phụ Huynh Cần Biết (30/09/2019)

“Trước khi kết hôn, tôi có sáu nguyên tắc nuôi dạy con cái. Còn bây giờ, tôi có sáu đứa con và không có nguyên tắc nào” – Đây là câu phát biểu được cho là của John Wilmot ở thế kỷ 17, nhưng bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng có thể nói và đồng cảm với câu nói ấy. Việc nuôi dạy con rất phức tạp.
Nếu yêu cầu bạn thử tóm tắt nội dung Kinh Thánh dạy dỗ về cách nuôi dạy con cái thành một câu ngắn gọn thôi thì bạn sẽ có đáp án như thế nào? Tôi đã thử làm điều đó và đây là đáp án của tôi: “
“Cha mẹ muốn giúp con cái mình tập thích nghi với cuộc sống thực tế”.
Đây chính là nguyên tắc nuôi dạy con cái của vợ chồng tôi. Nguyên tắc này là ngọn hải đăng dẫn đường trong đêm tối. Bản thân nguyên tắc này trông có vẻ đơn giản, nhưng tôi tin là bất kỳ người làm cha mẹ nào cũng có thể xác nhận với tôi rằng, nhiệm vụ này không hề dễ dàng chút nào.
Những đòi hỏi của việc nuôi dạy con cái
Đầu tiên, đó là sự thách thức về con trẻ. Mỗi đứa trẻ đều được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, độc nhất và đa dạng. Điều đó có nghĩa là nuôi dạy con cái không bao giờ là một kịch bản phù hợp dành cho tất cả.
Sau đó, sự phức tạp tăng lên khi mỗi đứa trẻ được thêm vào gia đình. Không chỉ ở đó có nhiều người hơn, mà mối quan hệ giữa mỗi người cũng được nhân lên, và mỗi sự nối kết cũng đòi hỏi sự chú ý. Không có gì ngạc nhiên khi có người nói rằng nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó nhất trên đời.
Có biết bao vấn đề phải dạy dỗ, giải thích cho con trẻ. Những câu hỏi như “Làm thế nào để tôi nói chuyện với con về tất cả các vấn đề phức tạp chúng ta gặp phải ngày nay?” là nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh. Thế là những người cha, người mẹ phải trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực, từ cách sử dụng điện thoại, mạng xã hội sao cho phù hợp đến những kiến thức cần thiết về vấn đề giới tính, kể cả những thắc mắc về đồng giới, chuyển giới.
Vấn đề phức tạp hơn nữa là vô số thông tin về việc nuôi dạy con cái, về đời sống gia đình đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông. Có những lời khuyên hữu ích đến từ người thân, bạn bè. Có đầy dẫy những đầu sách viết về nuôi dạy con cái. Rồi bao nhiêu là websites, tạp chí, ứng dụng điện thoại về vấn đề này. Nhiều thông tin quá cũng khiến bạn trở nên quá tải.
Cái nhìn của Kinh Thánh
Mặc dù việc nuôi dạy con cái là điều khó khăn không thể phủ nhận, nhưng Lời Chúa hướng dẫn chúng ta vượt qua sự phức tạp đó. Có những phần Kinh Thánh nói một cách trực tiếp, rõ ràng về cách mà các bậc cha mẹ phải nên nuôi dạy con cái mình như thế nào.
Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:20-25 viết:
Về ngày sau, khi con ngươi hỏi ngươi rằng: Các chứng cớ, luật lệ, mạng lịnh nầy là chi, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi đã truyền cho cha? Thì hãy đáp rằng: Chúng ta đã bị làm tội mọi cho Pha-ra-ôn tại xứ Ê-díp-tô, và Đức Giê-hô-va có dùng tay mang đem chúng ta ra khỏi xứ ấy. Đức Giê-hô-va có làm trước mặt chúng ta những dấu kỳ và phép lạ rất lớn lao đáng sợ, mà hại xứ Ê-díp-tô, Pha-ra-ôn, và cả nhà người; Ngài đã đem chúng ta ra khỏi xứ ấy, để dẫn vào xứ Ngài đã thề cùng tổ phụ chúng ta; để ban cho chúng ta. Đức Giê-hô-va có phán cùng chúng ta khá làm theo các luật lệ nầy, kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, hầu cho chúng ta được phước luôn luôn, và được Ngài bảo tồn sự sống cho chúng ta y như Ngài đã làm đến ngày nay. Vả, chúng ta sẽ được xưng là công bình nếu chúng ta cẩn thận làm theo các điều răn nầy trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, y như Ngài đã phán dặn vậy.
Bạn có nhận thấy điều gì bất ngờ trong câu trả lời của cha mẹ đối với câu hỏi con cái mình  trong đoạn Kinh Thánh này hay không? Khi con trẻ hỏi về mạng lệnh của Đức Chúa Trời, cha mẹ đáp lại bằng một câu chuyện. Thường thì nếu con tôi thắc mắc tại sao nó không thể làm điều này, điều kia, tôi sẽ nêu ra một vài câu trả lời sâu sắc. Tôi có thể nói ra những ưu điểm, nhược điểm khi con làm một hành vi nhất định. Tôi cũng có thể giải thích việc làm đó không thích hợp với Lời Chúa, và khi cần, tôi sẽ nói: “Bởi vì ba mẹ không cho phép”.
Nhưng trong phần Kinh Thánh này, Chúa nhắc nhở chúng ta về những chỉ dẫn trong cuộc sống hằng ngày. Đó không phải là một lời khuyên cụ thể mà là một câu chuyện, câu chuyện Đức Chúa Trời giải cứu dân sự cho chính Ngài. Và câu chuyện này cũng chính là câu chuyện của cả nhân loại. Chúng ta hiểu rõ vấn đề nuôi dạy con cái khi hiểu rõ câu chuyện của cuộc đời trong cái nhìn của Đức Chúa Trời.
Là cha mẹ, chúng ta muốn giúp con cái mình sống đúng với thực tế của một thế giới tốt đẹp nhưng cũng là thế giới đã bị sa ngã mà Chúa Giê-xu đang cứu chuộc.
Ba lăng kính
Để có được một bức tranh chính xác về cuộc sống trong thế giới này, chúng ta phải xem mọi thứ thông qua ba lăng kính. Lăng kính đầu tiên là nhận biết rằng Đức Chúa Trời dựng nên thế giới này vô cùng tốt đẹp (Sáng Thế Ký 1:31). Lăng kính thứ hai là nhìn biết thế giới hiện nay xấu xa, hư hoại bởi tội lỗi (Sáng Thế Ký 3). Lăng kính thứ ba là hiểu rõ rằng Đức Chúa Giê-xu đến để làm mới lại những thứ bị tội lỗi tàn phá (Rô-ma 8).
Nếu bạn muốn có cái nhìn của Chúa về mọi điều, vậy thì hãy nhìn điều đó theo cả ba lăng kính. Tôi lấy ví dụ, thức ăn là một điều tốt mà Chúa tạo dựng cho con người vui hưởng. Nhưng rõ ràng còn nhiều điều để nói ở đây. Nếu cái phước về chuyện ăn uống bị lạm dụng, thì thức ăn trở nên xấu. Nhưng Chúa Giê-xu đến để cứu chuộc và phục hồi mọi điều, kể cả thức ăn, khi Ngài giúp chúng ta biết đặt thức ăn vào đúng chỗ của nó – không phải là đối tượng chúng ta theo đuổi hay thờ phượng nhưng là thứ để chúng ta thưởng thức. Rồi đến một ngày, những vấn đề liên quan đến chuyện sức khoẻ, ăn uống sẽ bị trừ bỏ mãi mãi và được thay bằng bữa tiệc lớn và vui mừng, đó là Tiệc cưới Chiên Con (Khải Huyền 19:9). Nếu bạn bỏ qua bất kỳ lăng kính nào trong số ba lăng kính nói trên, bạn sẽ bỏ qua những khía cạnh của hiện thực mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho chúng ta và con cái chúng ta nắm lấy.
Hay nói một cách đơn giản hơn, chúng ta có thể tóm tắt ba lăng kính đó trong ba từ: TỐT – XẤU – MỚI.
Hãy cho con bạn biết rằng dù trong những ngày tồi tệ nhất của bạn trong vai trò là cha, là mẹ, thì bạn vẫn là những điều tốt đẹp nhất mà Chúa ban cho chúng (TỐT). Hãy khẳng định rằng bạn yêu con cái mình. Hãy cho con cái bạn biết rằng chúng là cơ nghiệp mà Đức Chúa Trời ban cho. Nếu bỏ qua lăng kính này, con cái bạn sẽ lớn lên trong sự nghi ngờ.
Nhưng để lăng kính đó được rõ ràng và chân thật, hãy cho con cái bạn biết rằng không có một cha mẹ nào là hoàn hảo. Những người làm cha mẹ cũng phạm sai lầm, cũng là con người (XẤU). Lăng kính này giúp con trẻ loại bỏ những cay đắng trong đời, không cảm thấy quá đau buồn khi bị “vỡ mộng”, giúp chúng trở nên vị tha hơn.
Và cuối cùng, giúp con trẻ nhận biết Chúa Giê-xu đã đặt chúng vào trong gia đình của chính Ngài (MỚI). Đối với con bạn, điều này có nghĩa là giờ đây, chúng có một mức độ an ninh và tình yêu hoàn toàn mới, cũng như cả những thứ tự ưu tiên của đời sống.
Như vậy, cả ba lăng kính đó giúp con trẻ nhìn thấy mọi việc một cách rõ ràng theo cái nhìn của Thánh Kinh.
Ba lăng kính trên là một phương cách hiệu quả để các bậc phụ huynh chia sẻ về Tin Lành cho con cái mình, giúp các cháu hiểu những gì Kinh Thánh bày tỏ. Nhưng ba lăng kính đó không chỉ giúp các cháu hiểu Lời Chúa mà thôi, chúng còn giúp định hướng các nhau đi theo Lời Chúa, để tập thích nghi với thực tế.
Nhìn thực tế bằng ba lăng kính này sẽ giúp biến những phức tạp trở nên rõ ràng. Những lẽ thật đó sẽ là kim chỉ nam trong hành trình nuôi dạy con cái chúng ta cách đẹp lòng Chúa.
Mục sư Champ Thornton
Hồng Nhung dịch
Nguồn: The Gospel Coalition


V/v Tổ Chức Chương Trình Thánh Nhạc Giáng Sinh Năm 2019 Của Ban Đại Diện Tp.HCM (26/09/2019)



TP. HCM: Kỷ Niệm 45 Năm Thành Lập Hội Thánh và Cung Hiến Nhà Thờ Tin Lành Tân Thới Hòa (28/09/2019)

HTTLVN.ORG – Lễ Cảm tạ Chúa kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Thánh và cung hiến nhà thờ Tin Lành Tân Thới Hòa được diễn ra vào sáng ngày 28/09/2019 tại phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM. Mục sư Thái Phước Trường, Hội trưởng HTTLVN đến dự và rao giảng sứ điệp Lời Chúa.
Nhà thờ Tin Lành Tân Thới Hoà trong ngày cung hiến
Mục sư Phan Bửu Sơn, Quản nhiệm Hội Thánh chào mừng
Các ban hát góp phần ngợi khen Chúa
Sau khi hội chúng nghe lược sử Hội Thánh, Mục sư Thái Phước Trường rao giảng Lời Chúa với chủ đề: Cảm Tạ Chúa Hết Lòng nương trên nền tảng Thi Thiên 9:1  
Mục sư Nguyễn Thế Hiển, Uỷ viên Mục vụ TP.HCM hướng dẫn nghi thức cung hiến. Sau khi Mục sư Quản nhiệm cùng Ban Chấp sự đọc tờ cùng hiến, Mục sư Thái Phước Trường thay cho Hội đồng Quản trị Sản nghiệp HTTLVN tiếp nhận và cầu nguyện cho Hội Thánh
Nhà thờ Tin Lành Tân Thới Hòa được xây dựng mới tại địa chỉ 38/13-15 Nguyễn Văn Vịnh, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú. Nhà thờ có chiều ngang 8m, dài 15m, cao 22m với qui mô 01 hầm và 03 tầng lầu. Tổng kinh phí cho việc mua đất (8mx20,5m) và xây dựng công trình khoảng 9 tỉ đồng.
Nhân dịp này, Hội Thánh cũng có những phần quà tri ân đến quí đầy tớ Chúa tiền nhiệm, các Chấp sự Hội Thánh qua các thời kỳ.
Ban Trị Sự Tổng Liên Hội, Hội Đồng Giáo Phẩm, Ban Đại Diện Tin Lành TP. HCM cũng có lời chúc mừng và quà tặng cho Hội Thánh. Đại diện chính quyền quận Tân Phú, phường Hiệp Tân cũng đến tham dự và có lẵng hoa chúc mừng Hội Thánh.
Chương trình kết thúc lúc 11 giờ 30 sau lời chúc phước của Mục sư Mã Phúc Hiệp, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Phẩm.
TTV. Phước Lành


“Sống Khôn Ngoan” - Bản Tin Mục Vụ Số 73 (27/09/2019)

HTTLVN.ORG – “Sống khôn ngoan” là chủ đề ngắn gọn được biết bao danh nhân – văn tài lỗi lạc nói đến, cũng là tâm niệm của nhiều người, nhưng sống thế nào là khôn ngoan thì chúng ta không thể đi xa khỏi lời cầu nguyện của Môi-se trong Thi Thiên 90.
Cầu xin Chúa dạy chúng tôi biết đếm các ngày chúng tôi,Hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan.” (Thi Thiên 90:12)
Đó cũng là chủ đề của Bản Tin Mục Vụ số 73, xuất bản tháng 09/2019 với ao ước đem đến cho tôi con Chúa sự khích lệ để theo đuổi nếp sống khôn ngoan thiên thượng giữa thế gian này.
Trong số báo này, quý độc giả sẽ có cơ hội được hiểu rõ hơn về lời cầu xin “sống khôn ngoan” của Môi-se trong Thi Thiên 90 để có sự tin quyết rằng “Chúa đã đáp lời cầu nguyện của Môi-se, Ngài cũng sẽ đáp lời cầu nguyện của chúng ta, cho chúng ta được lòng khôn ngoan để sống đẹp lòng Chúa mỗi ngày, để làm rạng Danh Chúa trong từng khía cạnh của đời sống”.
Bài viết “nếp sống khôn ngoan thiên thượng” sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về sự khôn ngoan theo thế gian và khôn ngoan đến từ Chúa mà thư Gia-cơ trình bày. Qua đó, quý vị sẽ được khích lệ để sống nhu mì, hiếu hoà, thanh sạch, chân thật trong các mối quan hệ bởi vì “nếp sống khôn ngoan thiên thượng là lời giảng Tin Lành mọi lúc mọi nơi”
Bài nghiên cứu Kinh Thánh sách Nê-hê-mi tiếp tục với chủ đề “Nghiên cứu và áp dụng Lời Chúa”, giúp chúng ta nhận ra “nan đề của Hội Thánh chung ngày nay là tín hữu chỉ nghe nói về Lời Chúa, nhưng không chịu khép mình vào trong kỷ luật thuộc linh để tự đọc Kinh Thánh hằng ngày, nghiên cứu Lời Chúa cho chính cá nhân chứ đừng nói đến việc chia sẻ, truyền đạt lại cho người khác cùng áp dụng”.
Chuyên mục Gia Đình với thư gửi con nhân ngày tựu trường là tiếng nói của các bậc phụ huynh nhắn nhủ con cái mình: “Một khởi đầu mới đã đến, các con lên lớp và ba mẹ bắt đầu học từ Chúa bài học về sự thấu hiểu, gần gũi và yêu thương các con vô điều kiện! Và còn hạnh phúc nào hơn là thấy các con yêu dấu bé bỏng của ba mẹ ngày nào trưởng thành hơn mỗi ngày.
Ngoài ra còn những bài viết dưỡng linh, truyện ngắn, tùy bút, thơ và nhạc. Ước ao Bản Tin Mục Vụ số 73 “Sống Khôn Ngoan” sẽ khích lệ mỗi một con dân Chúa bước đi trong sự dẫn dắt của Ngài, sống khôn ngoan để dâng sự vinh hiển cho Chúa và bày tỏ Ngài cho những người xung quanh.
Bản Tin Mục Vụ số 73 được bán với giá 18.000 VNĐ/cuốn. Kính mong quý tôi con Chúa góp phần và ủng hộ. Xin vui lòng liên hệ với các phòng sách của Ủy ban Cơ Đốc Giáo Dục.
Bản Tin Mục Vụ được bán tại các địa chỉ sau:
Tổng Liên Hội
155 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
ĐT: (028) 6659-4588;  091-385-5208
Cơ sở 2 Tổng Liên Hội
633 đường 3/2, Quận 10, Tp. HCM
ĐT: (028) 3957-5255; 091- 802-9547
30 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang
ĐT: (0258) 381-0200;  091-234-2705
270 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng
ĐT: (0236) 375-2757;  090-381-2483
87 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Tp. Cần Thơ
ĐT: (0292) 3601-904; 0126-722-8383
Liên hệ đăng ký Văn phẩm Cơ Đốc:
ĐT: 091-821-8152
Email:  uybancdgd@gmail.com     
Email:  nguyendinhtin52@gmail.com
_________________
Hoặc quý vị cũng có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Truyền Thông:
Lầu 9, Cơ sở 2 Tổng Liên Hội, số 633 đường 3/2, Quận 10, Tp. HCM
Số điện thoại: 02838533633
Ban Biên tập


Hướng Về Sự Kiện “Tình Yêu Giáng Sinh” 2019 Tại TP.HCM: “Con Gặt Ít, Thiếu, Tình Trạng Thật Cấp Thiết” (27/09/2019)

HTTLVN.ORG – “Tình Yêu Giáng Sinh” là chủ đề của hai đêm thánh nhạc sẽ diễn ra tại sân vận động Phú Thọ, quận 11, TP.HCM vào ngày 07-08/12/2019. Đây là sự kiện đặc biệt do Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM đứng ra tổ chức với sự tham gia của tất cả các Hội Thánh trong khu vực cũng như những vùng lân cận.
Rao giảng sứ điệp “Mùa Gặt Thuộc Linh” trong đêm bồi linh và cầu nguyện đặc biệt cho sự kiện được tổ chức tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương vào ngày 26/9/2019, Mục sư Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng Thủ quỹ Tổng Liên Hội, Chuyên trách Ủy ban Truyền giáo nhấn mạnh về thực trạng hiện nay là “con gặt ít, thiếu, tình trạng thật cấp thiết“. “Chúa muốn chúng ta thấy mùa gặt thuộc linh để chúng ta động lòng thương xót những người cùng khổ, thấy thực trạng Hội Thánh ngày nay đang rất thiếu người chăn để chúng ta đáp ứng tiếng gọi bước vào cánh đồng” – Mục sư chia sẻ.
Mục sư Chuyên trách Ủy ban Truyền giáo cũng nêu ra những con số thống kê đáng trăn trở. Ông cho biết trung bình một Hội Thánh có 100 tín đồ trên danh sách chỉ có 80 người đi nhóm lại. Trong số 80 người đi nhóm chỉ có 20 người dự phần trong các hoạt động của Hội Thánh. Và trong số 20 người “làm việc” đó chỉ có 5 người đi ra nói về Chúa”.
Mục sư Trương Văn Ngành, Trưởng Ban Đại diện TP.HCM và Trưởng Ban Tổ chức cho biết: “Dù từ năm 2012, chương trình truyền giảng ngoài trời của Ban Đại diện không còn thực hiện nữa nhưng Chúa vẫn đặt để trong lòng tôi sự cưu mang và tôi cứ tiếp tục cầu nguyện xin Chúa cho chương trình truyền giảng ngoài trời được thực hiện trở lại”. Mục sư cũng bày tỏ niềm mong mỏi rằng hai đêm truyền giảng sắp tới sẽ có tổng cộng 40-50 ngàn người tham dự. “Đây là con số quá lớn, vượt quá sức của chúng ta, chúng ta chỉ biết cầu nguyện với Chúa”– Mục sư chia sẻ.
Tôi con Chúa hiệp lòng cầu nguyện cho sự kiện “Tình Yêu Giáng Sinh” tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương đêm 27/9
Trước khi dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho chương trình, Mục sư Nguyễn Ngọc Tốt cũng gửi tới tôi con Chúa tham dự một vài số liệu thống kê. Mục sư cho biết những quốc gia trong khu vực có bối cảnh văn hóa khá tương đồng với Việt Nam, Indonesia hiện nay có hơn 19 triệu tín hữu Tin Lành, 8 triệu tín hữu Công giáo. Còn Myanmar, một quốc gia chỉ có hơn 54 triệu dân và hoàn cảnh đặc biệt nhưng số lượng tín hữu Tin Lành tính đến tháng 09/2019 đã vào khoảng 2,4 triệu người. Vào năm 2016, sau nhiều năm “đóng cửa”, Myanmar lần đầu tiên tổ chức truyền giảng tại ngoài trời 3 đêm liền. Số người tham dự mỗi đêm lần lượt là 46 ngàn, 52 ngàn và 70 ngàn người. Kết quả 3 đêm truyền giảng có hơn 7 ngàn người tin nhận Chúa. Mục sư bày tỏ sự trăn trở, “Còn ở Việt Nam chúng ta thì như thế nào và tại sao?”
Để chương trình được diễn ra cách tốt đẹp và kết quả, Ban Tổ chức kêu gọi nhân sự tham gia vào các tiểu ban: Cầu nguyện, Thân hữu, Tiếp tân – Trật tự, Tài chính. “Tôi kêu gọi quý tôi con Chúa tham gia trước nhất bằng sự cầu nguyện. Mọi chương trình lớn nhở đều bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Chúng ta phải là chiến sĩ cầu nguyện, chiến đấu với trận chiến lớn này” – Mục sư Phan Quang Trung phát biểu. Được biết, Ban Tổ chức đã chia các Hội Thánh toàn thành theo 6 khu vực dựa vào vị trí địa lý để con dân Chúa thuận tiện tham dự cầu nguyện cho sự kiện đặc biệt này. Ban Tổ chức cũng kêu gọi mỗi tín hữu, mỗi Hội Thánh cầu nguyện và mời gọi thân hữu ngay từ bây giờ để có thật nhiều người biết đến Chúa tình yêu giáng sinh và có cơ hội tiếp nhận Tin Lành cứu rỗi của Ngài.
BTC kêu gọi tôi con Chúa dành ít nhất 5 phút mỗi ngày cầu nguyện cho dân tộc Việt nam và cầu nguyện đặc biệt cho thân hữu và cho những chi tiết của chương trình “Tình Yêu Giáng Sinh”
Chương trình “Tình Yêu Giáng Sinh” 2019 sẽ được truyền hình trực tuyến trên website, trang Facebook và kênh Youtube của Phòng Truyền Thông Tổng Liên Hội – Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Những chi tiết và hoạt động liên quan đến sự kiện cũng sẽ được cập nhật thường xuyên để tôi con Chúa nắm bắt thông tin và dự phần.
Lê Tuấn


TP.HCM: Đêm Cầu Nguyện Đặc Biệt Cho Sự Kiện Thánh Nhạc Giáng Sinh 2019 (26/09/2019)

HTTLVN.ORG  – Ban Tổ chức chương trình Thánh nhạc “Tình Yêu Giáng Sinh” 2019 tại sân vận động Phú Thọ, TP.HCM đã có đã có buổi khởi động hướng đến sự kiện qua chương trình hiệp nguyện và bồi linh nhân sự tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương vào tối ngày 26/09/2019.
Mục sư Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng Thủ quỹ Tổng Liên Hội, Chuyên trách Ủy ban Truyền giáo đến dự và rao giảng sứ điệp bồi linh với chủ đề “Mùa gặt thuộc linh”.
Ban Tổ chức cũng chia các Hội Thánh tại TP.HCM thành 6 khu vực theo vị trí địa lý để triển khai việc cầu nguyện hằng tuần cho sự kiện đặc biệt trong năm này.
Chương trình Thánh nhạc Giáng sinh năm 2019 với chủ đề “Tình Yêu Giáng Sinh” do Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM tổ chức vào hai ngày 7&8/12/2019 tại sân vận động Phú Thọ, TP.HCM. Diễn giả của chương trình là Mục sư Phan Vĩnh Cự, Phó Hội trưởng I HTTLVN và Mục sư Nguyễn Hữu Bình, Phó Hội trưởng II HTTLVN.
Mục sư Nguyễn Văn Ngọc rao giảng sứ điệp “Mùa Gặt Thuộc Linh”
Mục sư Trương Văn Ngành, Trưởng Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM cũng là Trưởng Ban Tổ chức sự kiện, cầu nguyện khai lễ và tuyên bố lý do
Mục sư Nguyễn Ngọc Tốt – Thành Viên Ban Đại diện hướng dẫn mọi người trong sự cầu nguyện đặc biệt cho chương trình
Mục sư Võ Đông Thu, Thành viên Ban Đại diện thông tin về công tác quảng bá cho sự kiện
Mục sư Phan Quang Trung kêu gọi nhân sự góp phần và phát động chương trình cầu nguyện tại từng Hội Thánh cũng như trong 6 khu vực
Ban hát tôn vinh Chúa
Cả gia đình cùng cầu nguyện cho “mùa gặt thuộc linh” 2019 này
TTV. Triều Hải


Cơ Đốc Nhân Nên Ăn Mặc Như Thế Nào? (24/09/2019)

Một Chúa nhật nọ, khi đang bước lên các bậc thang để vào thánh đường, tôi bắt gặp hai em thiếu niên nữ đang ngồi trên cầu thang. Các em không chỉ cản đường, mà còn ngồi với tư thế vô cùng bất lịch sự trong chiếc váy ngắn, để lộ nhiều hơn những gì các em biết. Tôi thấy đau lòng. Thật là khó xử cho quý ông và các em trai khi đi lên những bậc thang này.
Một Chúa nhật khác, một phụ nữ mặc chiếc áo kiểu khoét cổ sâu chào hỏi mọi người trên lối đi giữa các hàng ghế trước giờ nhóm. Mỗi lần cô cúi người bắt tay, cánh đàn ông phải nhìn về hướng khác.
Chúng ta không có “bộ luật trang phục” khi đi nhóm, nhưng rõ ràng nhiều người hoàn toàn không có chút khái niệm gì về sự ăn mặc đứng đắn.
Đây không phải là lúc để chúng ta hỏi “Chúa Giê-xu sẽ mặc gì?” Nhưng tôi tin Kinh Thánh nói rõ rằng một vài vấn đề liên quan đến trang phục là vấn đề của tấm lòng. Một số khác, phần nhiều liên quan đến văn hóa.
Ví dụ, Cựu Ước nhận biết những điểm khác biệt tự nhiên giữa hai phái (Sáng Thế Ký 1:27) và căn dặn không được mặc quần áo của người khác phái (Phục Truyền 22:5). Một số học giả cho rằng lệnh cấm này bắt nguồn từ việc lạm dụng quần áo cụ thể giữa vòng dân sự Chúa, có lẽ liên quan đến sự lệch lạc giới tính hay học theo sự thờ phượng ngoại giáo.
Liên quan đến việc này, việc mặc quần dài đã gây nên vấn đề tranh cãi ở một vài nơi. Một vài lãnh đạo Hội Thánh dạy rằng phụ nữ không bao giờ được mặc quần tây dài vì đó là trang phục nam giới mặc lâu nay, khi mặc như vậy là đang mặc quần áo của người khác phái. Nhưng điều buồn cười là ngay cả trong thời Kinh Thánh nam giới cũng không mặc quần dài. Do đó, chúng ta thấy việc áp dụng Lời Chúa cũng không được quá máy móc và phải phù hợp với văn hóa nữa. Việc phụ nữ nên mặc gì hay không nên mặc gì là vấn đề thuộc về lương tâm của người nữ đó trước mặt Chúa (Rô-ma 14:23; Ga-la-ti 2:20).
Cũng có nhiều sự ngăn cấm liên quan đến văn hóa trong thời Cựu Ước chỉ dành cho người Do Thái. Ví dụ: người Do Thái không được mặc quần áo dệt bằng len và ny-lông chung với nhau (Phục Truyền 22:11). Người ta cho rằng lý do là tượng trưng cho sự biệt riêng cho Chúa, nhưng không ai biết chắc tại sao.
Có một điều rõ ràng, đó là với Cơ Đốc nhân, Giao ước mới đã thay thế luật Cựu Ước quy định về lễ nghi. Những người theo Đấng Christ được tự do khỏi sự ràng buộc cứng nhắc vào các luật lệ được áp đặt trên người Do Thái (Rô-ma 8:1-2; Ga-la-ti 5:13-14).
Tân Ước có đưa ra vài nguyên tắc về trang phục. Trong I Ti-mô-thê 2:9-10 (Bản Truyền Thống Hiệu Đính), Phao-lô nói với Ti-mô-thê “…phụ nữ nên ăn mặc đứng đắn, trang điểm giản dị và lịch sự, không bới tóc cầu kỳ hay đeo vàng, ngọc hoặc dùng quần áo đắt tiền, nhưng làm các việc thiện, là điều phù hợp với người phụ nữ tin kính.”
Phi-e-rơ cũng nêu lên một khái niệm tương tự ở I Phi-e-rơ 3:2-5, và nhiều khả năng hai sứ đồ viết hai phân đoạn này là nhằm tránh hành vi khiếm nhã trong Hội Thánh. Bím tóc, trang sức và áo quần lòe loẹt là kiểu mẫu trong cung điện Hy Lạp – La Mã. Chúa Giê-xu đã thách thức nền văn hóa trọng nam khinh nữ khi đối xử với người nữ một cách bình đẳng, còn Phao-lô tuyên bố rằng mọi tín hữu đều như nhau trong gia đình Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 3:26-29). Nhưng có lẽ một vài người nữ đã đi quá xa với sự tự do mới của mình. Có lẽ họ chấp nhận những kiểu trang phục khiếm nhã và tập chú quá nhiều vào thời trang, gây tổn hại đến tư cách và lời chứng của họ.
Dù tiêu chuẩn phục trang thay đổi theo thời gian, nhưng khuôn mẫu Kinh Thánh sẽ mãi mãi “hợp thời”, đó là sự thùy mì, trang nhã và đúng mực – cùng sự nhạy bén với những chuẩn mực và giá trị của cộng đồng Hội Thánh.
Một số người thích theo thời trang, còn một số khác thì ăn mặc đơn giản; nhưng tình yêu thương, chứ không phải sự so sánh, phải ngự trị trong Hội Thánh. Tín hữu có mặt trong mọi tầng lớp xã hội, từ một người công nhân đơn sơ cho đến nhóm doanh nhân thượng lưu, còn Thân thể Đấng Christ được dành cho sự hiệp một (I Cô-rinh-tô 11:20-22; Ga-la-ti 3:28). Con cái Chúa phải cẩn thận để không xem thường hay phân biệt đối xử với nhau vì địa vị và trang phục (Gia-cơ 2:1-9).
Câu hỏi chính mà mỗi Cơ Đốc nhân nên hỏi là “Tôi đang muốn nói gì hay bày tỏ điều gì qua cách tôi chọn trang phục?”
Chúng ta có thể rút ra ít nhất bảy nguyên tắc trong Kinh Thánh về việc lựa chọn trang phục:
  1. Trang phục của tôi có thể hiện tinh thần vâng phục Chúa và cam kết với sự thánh khiết không? (Rô-ma 12:1; Tít 2:11-12; I Ti-mô-thê 2:10). Nói như vậy không có nghĩa là một người “giản dị” thì vâng phục hơn hay “người ăn mặc khác thường” thì không vâng phục. Nhưng Đức Chúa Trời nhìn thấy tấm lòng. Cụ thể với phụ nữ, Phao-lô nói tín hữu nên trang sức bằng sự thanh khiết, sao cho phù hợp để thờ phượng Chúa với lòng tôn kính và trang nghiêm.
  2. Tôi tập chú vào tấm lòng mình hay chỉ là quần áo? (I Sa-mu-ên 16:7; Châm Ngôn 31:30). Chúng ta phải phân biệt giữa cách đánh giá vẻ đẹp và sự quyến rũ của thế gian với vẻ đẹp thật sự của nhân cách bên trong. Trau dồi lòng tin kính phải là ưu tiên của chúng ta.
  3. Cách tôi chọn lựa quần áo có phù hợp với tâm trí được biến đổi không? (Rô-ma 12:2) Một dấu hiệu của sự thay đổi bởi Đức Thánh Linh là tiết độ. Chúng ta học cách làm chủ những điều mình ham thích và những sự bốc đồng (Rô-ma 6:12-13). Lựa chọn khôn ngoan ấy là quyết định dùng sự tự do trong Đấng Christ thay vì cố gắng làm theo đời này rồi trở thành nô lệ cho những sở thích thời trang. Tương tự, môn đồ của Đấng Christ được tạo dựng để làm việc lành (Ê-phê-sô 2:10; Tít 2:14) và nên ăn mặc sao cho thu hút lẫn thiết thực để có thể phục vụ người khác tốt hơn.
  4. Tôi có thỏa lòng về việc mua sắm quần áo cho mình không? (Ma-thi-ơ 6:28-30) Đức Giê-hô-va sẽ chu cấp cho nhu cầu của chúng ta, nhưng không phải cho tất cả những điều chúng ta muốn. Nếu chúng ta cứ bận tâm về tủ quần áo và muốn có thêm, thì chúng ta đang bỏ mất cơ hội đáp ứng nhu cầu của người khác.
  5. Tôi có thể hiện sự khiêm tốn và chín chắn trong cách mình ăn mặc không? (I Phi-e-rơ 5:5b) Khiêm tốn không phải là chống lại thời trang, mà là ủng hộ sự tô điểm theo cách tin kính (I Ti-mô-thê 2:8). Tín hữu nên tô điểm cho chính mình một cách chín chắn và lịch sự. Sự chín chắn theo văn hóa là yếu tố quan trọng. Phao-lô thừa nhận điều được truyền thông bởi nền văn hóa Hy Lạp – La Mã và cảnh báo Cơ Đốc nhân không bắt chước những mẫu thời trang trong thời của ông thể nào, thì chúng ta cũng phải cẩn thận trước những thông điệp và giá trị mà trang phục có thể truyền đạt thể ấy.
  6. Tôi có mặc lấy sức lực và oai phong không? (Châm Ngôn 31:25a) Chúng ta nên tô điểm đời sống mình bằng lòng tôn kính đối với Chúa và tư cách đứng đắn- thể hiện phẩm giá và lòng tôn trọng chính mình cũng như người khác.
  7. Quần áo của tôi có làm cho Chúa được vinh hiển không? (I Cô-rinh-tô 6:19-20; 10:31) Chúng ta không thuộc về chính mình. Những điều chúng ta lựa chọn phải phản chiếu uy quyền của Chúa trong đời sống chúng ta và phản chiếu mong ước của chúng ta là tôn kính Ngài.
Lạy Cha, con được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài và con muốn tôn kính Ngài trong mọi việc, ngay cả trong cách con lựa chọn quần áo. Xin ban cho con sự khôn ngoan và lòng sáng suốt để đời sống con làm đẹp lòng Chúa và lời chứng của con sẽ thu hút được nhiều người đang nhìn xem con đến với Ngài.
Khuê Trần dịch
Nguồn: Dawn Wilson/CrossWalk


Bầu Cử Tân Ban Đại Diện Tin Lành TP.HCM (20/09/2019)

HTTLVN.ORG – Sáng ngày 20/09/2019, tại nhà thờ Tin Lành Gia Định, hơn 200 tôi con Chúa trong khu vực TP.HCM đã cùng tham dự buổi bồi linh – hiệp nguyện quý III/2019. Cũng nhân dịp này đã diễn ra chương trình bầu cử Tân Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2021.
Mục sư Trí sự Ngô Văn Bửu – Nguyên Phó Hội trưởng HTTLVN giảng Lời Chúa
Ban hát Chấp sự các Hội Thánh tôn vinh Chúa
Mục sư Nguyễn Thế Hiển, Ủy viên Mục vụ TP. HCM chủ tọa hội đồng bầu cử
Tổng số đại biểu chính thức là 162 người gồm các Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, Truyền đạo, Nữ Truyền đạo và đại biểu Chấp sự từ các Chi Hội
Kết quả như sau:
  • Trưởng Ban: Mục sư Trương Văn Ngành (tái đắc cử vòng tiến cử)
  • Ủy Viên: Mục sư Nguyễn Ngọc Tốt, Mục sư Võ Đông Thu, Mục sư Nguyễn Ngọc Dũng và Mục sư Phan Quang Trung (tái đắc cử trong vòng tiến cử)
Tân Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM 2020-2021 trình diện. MS Phạm Trong Huy, Uỷ viên TLH cầu nguyện cho các Mục sư trong Ban Đại diện.
Mục sư Trương Văn Ngành tái đắc cử Trưởng Ban Đại diện bày tỏ “khát khao có nhiều Điểm Nhóm mới được thành lập”
Ban Đại diện Tin Lành ở mỗi tỉnh, thành có nhiệm kỳ 2 năm được bầu cử qua một hội đồng của các đại biểu chính thức bao gồm các Giáo phẩm đương chức và đại biểu Chấp sự đại diện các Hội Thánh. Tùy theo số lượng Chi Hội trong khu vực, số lượng thành viên Ban đại diện dao động từ 3-5 thành viên. Các tỉnh có ít Hội Thánh thì chỉ cử ra một Nhân sự Đại diện.
Ban Đại diện phối hợp với Ủy viên Mục vụ, đại diện cho Hội Thánh Chúa chung trong khu vực, giúp ổn định sinh hoạt và phát triển Hội Thánh tại khu vực, thực hiện công tác truyền giáo, đào tạo, bồi dưỡng như mở các khóa Thánh Kinh Căn Bản, huấn luyện nhân sự . . .
Ước ao nhiệm kỳ 2020-2021, Ban Đại diện Tin Lành TP.HCM sẽ nhờ ơn Chúa đem Phúc Âm đến cho cộng đồng, mở thêm nhiều Điểm Nhóm mới.
Xin quý tôi con Chúa cùng dự phần và cầu nguyện cho công tác sẽ thực hiện trong quý IV năm 2019 do Ban Đại diện TP.HCM đề ra:
1. Bồi linh, huấn luyện Phụ nữ các Hội Thánh ngày 12/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Khánh Hội;
2. Bồi Linh, huấn luyện Truyền giáo ngày 18/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Tô Hiến Thành;
3. Huấn luyện Ban Điều hành Thanh Thiếu Niên ngày 12/10/2019 tại nhà thờ Tin Lành Gia Định;
4. Thánh Kinh Căn Bản dài hạn (đợt 5) các buổi tối 29-31/10/2019 từ 18:00-21:15 tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương;
5. Chương Trình Thánh nhạc Cơ Đốc tối ngày 23/11/2019 tại nhà thờ Tin Lành Gia Định;
6. Hội đồng bồi linh, hiệp nguyện Giáo phẩm và Chấp sự quý IV ngày 06/12/2019 tại nhà thờ Tin Lành Sài Gòn;
7. Chương trình Thánh nhạc Giáng sinh chia sẻ niềm tin vào tối 07-08/12/2019 tại Sân vận động Phú Thọ, quận 11.
TTV. Triều Hải