Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

Thư Ngỏ Nhân Ngày Viện Thánh Kinh Thần Học (26/06/2019)



SỰ CUNG ỨNG CỦA CƠ ĐỐC NHÂN - MS Đinh Thuận QN (23/06/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Kỷ Luật Trong Yêu Thương (22/06/2019)

HTTLVN.ORG – Sự kỷ luật nhất quán bảo vệ gia đình vì nó tạo ra một môi trường hiền hoà giữa cha mẹ, con cái và anh chị em. Đừng để kỷ luật xong rồi lại cảm thấy hối hận. Và nếu bạn chưa thi hành sự kỷ luật nào, thì bây giờ hãy thảo luận với vợ/chồng mình về phương pháp mà bạn sẽ thi hành kỷ luật trong gia đình mình.

Nói về tầm quan trọng của sự kỷ luật đối với chuyện nuôi dạy con cái một cách hiệu quả, thì một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhớ là phải kỷ luật trong tình yêu.
Khi cha mẹ đã bày tỏ mong muốn của mình nhưng đứa con vẫn cư xử không đúng mực, thì đó là lúc phải thực thi các tiêu chuẩn đó bằng cách quyết định phương pháp trừng phạt nào là phù hợp và hiệu quả nhất.
Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng kỷ luật không phải chỉ là hành động chúng ta làm với con cái mình nhưng là hành động chúng ta làm vì ích lợi cho chúng. Kỷ luật không phải là để chúng ta thỏa mãn cảm xúc hoặc nhu cầu báo trả của chúng ta.
Mục đích của sự kỷ luật là xây dựng cho con cái chúng ta biết tôn trọng thẩm quyền và tạo ra một sự kết nối về mặt lý trí giữa việc không vâng lời và sự không hài lòng.
Dưới đây là một số biện pháp kỷ luật hữu ích cho các bậc phụ huynh tham khảo:
Ngăn cấm: Không cho con chơi với một số bạn bè, một số hoạt động hay một số thú vui nhất định. Đối với trẻ nhỏ, hình thức này có thể được gọi là “hết giờ rồi” và không cho chơi hay xem nữa. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, việc ngăn cấm, không cho chơi đồ chơi hoặc xem TV có thể kéo dài trong vài chục phút đến vài giờ. Đối với con cái đã đến tuổi thiếu niên thì việc ngăn cấm có thể là cả ngày hoặc thậm chí vài tuần. Mấu chốt trong biện pháp kỷ luật này là thiết lập một vài tham số và bám vào nó.
Làm một số công việc: Dựa theo năng lực của trẻ, cha mẹ có thể giao một số việc nhà như dọn rác, làm vệ sinh nhà hay sân vườn. Mặc dù vậy, hãy cẩn thận, đừng để trẻ nghĩ rằng làm việc nhà là một hình phạt vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Bồi hoàn/ăn năn: Trong tình huống khi một đứa trẻ làm tổn thương một đứa trẻ khác hoặc phạm một tội nào đó ngoài xã hội thì đây có thể là một biện pháp kỷ luật rất hiệu quả. Dạy một đứa trẻ biết nhận lỗi, xin tha thứ và hoàn lại những gì mình đã làm hư hỏng hoặc lấy mất là một bài học rất có giá trị.
Đánh đòn: Dù đây là một biện pháp gây tranh cãi và nhiều phụ huynh chọn không đưa nó vào trong các lựa chọn kỷ luật của mình, thì đây có thể xem là biện pháp kỷ luật nhanh chóng và hiệu quả, và là hình thức kỷ luật này được khuyên dùng nhất trong Kinh Thánh (Châm Ngôn 13:24; 22:15; 23: 13-14; 29:15).
Nếu bạn quyết định đánh đòn, thì phải thực hiện nó thật nghiêm túc. Hãy đánh đòn một cách hiền hoà nhưng phải có uy quyền, đánh đòn đủ mạnh để làm đau nhưng đừng quá mạnh gây tổn hại cho con. Đồng thời, sau khi đánh đòn, phải luôn bày tỏ tình cảm đối với con. Vợ chồng tôi luôn cầu nguyện cùng với các con sau khi chúng tôi kỷ luật chúng, xin Chúa ban phước cho chúng.
Khi bạn đã chọn một biện pháp kỷ luật, hãy cẩn thận với cách bạn sử dụng. Đầu tiên phải bình tĩnh. Phải kiểm soát cảm xúc của mình trước. Hãy quở trách, sửa trị con ở nơi riêng tư chứ không phải ở trước mặt bạn bè. Đừng bao giờ la mắng con và khiến chúng bị xấu hổ một cách công khai.
Ở nơi riêng tư, giải thích rằng chúng đã không vâng lời và phải chịu sự kỷ luật thích hợp. Hãy khẳng định với các con rằng bạn yêu chúng. Hãy giải thích cho các con hiểu bạn luôn tự hào về các con, nhưng bạn không thể cho phép chúng làm sai hoặc vi phạm những tiêu chuẩn của bạn.
Cuối cùng, những đứa trẻ được kỷ luật một cách thống nhất, trong phương cách yêu thương sẽ cảm thấy được chấp nhận và được an ninh. Sự kỷ luật nhất quán bảo vệ gia đình vì nó tạo ra một môi trường hiền hoà giữa cha mẹ, con cái và anh chị em. Đừng để kỷ luật xong rồi lại cảm thấy hối hận. Và nếu bạn chưa thi hành sự kỷ luật nào, thì bây giờ hãy thảo luận với vợ/chồng mình về phương pháp mà bạn sẽ thi hành kỷ luật trong gia đình mình.
Hồng Nhung dịchNguồn: MarriageToday


HT Phan Thiết, Bình Thuận Kỷ Niệm 90 Năm Thành Lập Và Truyền Giảng Tin Lành (19-20/06/2019)

HTTLVN.ORG – Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập (1929-2019), Hội Thánh Tin Lành Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ cảm tạ Chúa vào sáng ngày 20/06/2019 và truyền giảng Tin Lành cho 150 thân hữu vào buổi tối ngày 19/06.
Chương trình Lễ cảm tạ Chúa, kỷ niệm 90 năm thành lập bắt đầu lúc 8 giờ 30. Mục sư Thái Phước Trường, Hội trưởng HTTLVN đã đến dự và rao giảng sứ điệp cảm tạ. Tham dự chương trình còn có Mục sư Võ Thành Phê, Ủy viên Mục vụ tỉnh Bình Thuận, các Mục sư trong Ban Đại diện cùng khoảng 500 tôi con Chúa. Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của đại diện chính quyền các cấp.
Các phòng nhóm đều chật kín người tham dự
Mục sư Đinh Thuận, Quản nhiệm Hội Thánh hướng dẫn chương trình
Các ban hát lễ dâng lên Chúa những bài thánh ca cảm tạ với tấm lòng hân hoan
Lược sử HTTL Phan Thiết qua được tóm lược lại trong một video trình chiếu đã để lại trong lòng tôi con Chúa một sự cảm động và biết ơn về sự gìn giữ quan phòng của Chúa trong suốt 90 năm qua, từng bước Hội Thánh Chúa được đi lên và trưởng thành.
Với đề tài “Hết Lòng Cảm Tạ Chúa”, Mục sư Hội trưởng đã khích lệ tôi con Chúa hãy hết lòng cảm tạ Chúa bằng mọi cách, tỏ ra qua sự làm chứng ơn phước Chúa cho mọi người đều biết về các công việc lạ lùng của Ngài. Đây là công việc thường xuyên và có ý nghĩa để làm sáng danh Chúa.
Trong phần tri ân tiền nhân, Mục sư Quản nhiệm Đinh Thuận đã thay mặt Hội Thánh tri ân và tặng quà lưu niệm cho Lãnh đạo Giáo Hội, các tôi tớ Chúa tiền nhiệm, tôi tớ Chúa và phu nhân Mục sư xuất thân từ HT Phan Thiết, các cựu Chấp sự cùng những người có công gìn giữ, gây dựng Hội Thánh trong những năm tháng khó khăn.
Tri ân Mục sư Hội trưởng, Mục sư Ủy viên Mục vụ và Mục sư Trưởng Ban Đại diện
Tri ân các tôi tớ Chúa tiền nhiệm
Tôi tớ Chúa xuất thân từ Hội Thánh Phan Thiết
Chương trình lễ cảm tạ diễn ra phước hạnh và kết thúc lúc 11 giờ cùng ngày sau lời chúc phước của Mục sư Hội trưởng.
Trước đó, đêm ngày 19/6/2019, HT Phan Thiết tổ chức chương trình Thánh nhạc truyền giảng với sự tham dự khoảng 350 người trong đó có 150 thân hữu. Ban truyền giáo tỉnh cùng các ca sĩ đã góp phần tôn vinh Chúa cách sinh động.
Với đề tài: “Ý Nghĩa Cuộc Sống” nương trên nền tảng Giăng 10:10, Mục sư Hội trưởng đã rao giảng sứ điệp Phúc Âm và có lời kêu gọi thân hữu. Cảm tạ Chúa cho có 64 người lớn nhỏ bước lên cầu nguyện tiếp nhận Chúa.
CTV: MS Đinh Thuận


HẾT LÒNG CẢM TẠ CHÚA - MS Thái Phước Trường (20/06/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

TRUYỀN GIẢNG: Ý NGHĨA CUỘC SỐNG - MS Thái Phước Trường (19/06/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

TP.HCM: Khai Giảng Khóa Huấn Luyện Âm Nhạc (15/06/2019)

HTTLVN.ORG – Khối Âm nhạc thuộc Ủy ban Thanh Thiếu Nhi Tổng Liên Hội tổ chức khóa huấn luyện âm nhạc cho các nhân sự góp phần hầu việc Chúa trong các Hội Thánh tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các vùng phụ cận.
Lễ Khai giảng đã diễn ra vào lúc 9 giờ ngày 15/06/2019 tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương.
Mục sư Nguyễn Ngọc Tốt chia sẻ lời Chúa với chủ đề: Khuôn Mẫu Của Sự Thờ Phượng với nền tảng Kinh Thánh II Sử ký 5:11-14.  
Khóa học I có khoảng 100 học viên tham dự với thời gian học từ ngày 15/06/2019 đến ngày 31/08/2019 với các môn học Nhạc lý – xướng âm; Kỹ năng hiệu chỉnh âm thanh; Kỹ năng trình chiếu PowerPoint; Thanh nhạc; Ca trưởng; Kỹ năng sử dụng nhạc cụ (Guitar, Guitar Bas, Piano, Keyboard, Trống).
Giáo viên phụ trách các môn học
TTV. Phước Lành


Lâm Đồng: Trại Hè Thiếu Niên Tin Lành Năm 2019 (10-12/06/2019)

HTTLVN.ORG – “Duy Giê-xu” dựa trên câu Kinh Thánh Giăng 14:6 là chủ đề chương trình trại hè bồi linh Thiếu niên của các Hội Thánh tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau: Từ ngày 10/06 đến 12/06/2019 tại Chi Hội Thôn 5 Rô Men, huyện Đam Rông có 220 trại viên dành riêng cho thiếu niên H’Mông; ngày 13/06 đến 15/06/2019 tại Chi Hội Kam Boutter, huyện Đơn Dương gần 260 trại viên.
Diễn giả của kỳ trại là Mục sư Nhiệm chức Đỗ Đăng Khoa, Trưởng Khối Thiếu niên và các thầy cô thuộc Ủy ban Thanh Thiếu Nhi Tổng Liên Hội.
Trại hè tại Kam Boutter
Trong chương trình khai mạc, Mục sư Võ Đông Tiên, Trưởng Ban Thanh thiếu niên tỉnh Lâm Đồng đã dùng lời Chúa khích lệ các trại viên nhận biết Chúa Giê-xu một cách rõ ràng và Ngài có liên hệ gì đến đời sống của các em không?
Mục sư Nhiệm chức Đỗ Đăng Khoa và các thầy cô đã hướng dẫn các em học lời Chúa qua chủ đề chính nhằm giúp các em dưới cái nhìn của Cơ Đốc nhân nhận biết Chúa Giê-xu là ai? Chúa làm gì cho đời sống các em? Qua đó, giúp các em nhận biết Chúa Giê-xu là đường đi, là chân lý và sự sống duy nhất. Bên cạnh những sứ điệp, bài học, các em cũng được tập những bài ca mới, sinh hoạt qua những trò chơi, đốt lửa trại… các em thật vui vì có cơ hội học tập, thông công, khích lệ để sống với niềm tin thật nơi Chúa Giê-xu mỗi ngày và để tăng trưởng hơn trong tình yêu của Chúa.
MSNC Đỗ Đăng Khoa giảng dạy
Một số sinh hoạt trong chương trình trại
Sinh hoạt trại tại Rô Men, huyện Đam Rông
Trong giờ kêu gọi vào cuối kỳ trại, có rất nhiều thiếu niên đã được sự thôi thúc của Chúa Thánh Linh, tiến lên cầu nguyện xác tín niềm tin và dâng hiến cuộc đời lên Chúa kính yêu. Có những giọt nước mắt lăn dài bày tỏ niềm vui và sự đụng chạm của Chúa trên đời sống các em.
Trại hè bồi linh khép lại vào lúc 16 giờ 30 ngày 15/06/2019, các em chia tay ra về trong niềm vui với lời mong ước mùa hè năm tới được gặp lại.
TTV. MS Võ Đông Tiên & MSNC Nguyễn Thiện Phước


Dạy Dỗ Con Cái Trong Sự Tin Kính (18/06/2019)

HTTLVN.ORG – Châm Ngôn 22:6 chép “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó.
Có phải Kinh Thánh đảm bảo khi dạy dỗ con cái trong sự tin kính thì chắc chắn con cái sẽ tin kính?
Phải chăng câu Kinh Thánh này hứa rằng nuôi dạy con theo cách tin kính thì khi lớn lên chúng nó sẽ luôn luôn đi trong đường lối Chúa? Những bậc cha mẹ tin kính có con cái nổi loạn thì sao?
Vốn là thể loại văn chương, Châm Ngôn không phải những lời hứa tuyệt đối, nhưng đó là những lời nhận xét khái quát về cuộc sống, mà thường là đúng. Điều này giải thích tại sao có những bậc phụ huynh trung tín dạy con đi theo Chúa, nhưng khi lớn lên chúng có thể chống nghịch Chúa.
Châm Ngôn 22:6 dạy rằng nhìn chung, đúng là một đứa trẻ được dạy yêu mến Chúa thì khi lớn lên sẽ tiếp tục yêu Chúa. Đây là quan sát từ cuộc sống cách đây 3000 năm, và vẫn còn đúng đến ngày hôm nay. Hầu hết những bậc phụ huynh Cơ Đốc nuôi dạy con cái cách tin kính sẽ để lại di sản là những đứa con trưởng thành yêu mến Chúa. Nuôi dạy con trẻ “trong sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa” (Ê-phê-sô 6:4) làm gia tăng đáng kể khả năng đứa trẻ sẽ tiếp tục nắm lấy Chúa sau này.
Một ví dụ tuyệt vời trong Kinh Thánh là cuộc đời của Ti-mô-thê. Trong II Ti-mô-thê 1:5, Phao-lô nói “Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa.” Cả mẹ lẫn bà ngoại của Ti-mô-thê đều yêu mến Chúa và dạy dỗ Ti-mô-thê trở thành người yêu mến Chúa. Ti-mô-thê khi còn trẻ là người cộng sự truyền giáo của Phao-lô và trở thành một trong những người đồng hành đáng tin cậy nhất của Phao-lô. Tân Ước nhắc đến tên của Ti-mô-thê hai mươi lăm lần trong vai trò nhà truyền giáo, phụ tá cho các sứ đồ, và là một mục sư.
Nuôi dạy con cái là việc cần thiết ngày hôm nay, cũng như trong suốt lịch sử. Cha mẹ là những người quan trọng, nuôi dưỡng theo đường lối Chúa những thanh niên nam nữ yêu mến Chúa và sống cho Ngài. Cho dù phước hạnh nhận được từ mục sư, anh chị hướng dẫn và những ảnh hưởng từ những người tin kính khác là gì đi nữa, thì không ai có thể thay thế vai trò của cha mẹ tin kính, là những người thể hiện đức tin Cơ Đốc trong đời sống và truyền lại cho con cháu. Đó là lý do trước giả Châm Ngôn 22:6 có thể quả quyết “Hãy dạy cho  trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó”.
Vậy thì, “dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo” có nghĩa là gì?
Nuôi nấng và dạy dỗ một đứa trẻ trong ngữ cảnh của Châm Ngôn này có nghĩa là bắt đầu với Kinh Thánh, vì “cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị,…” (II Ti-mô-thê 3:16). Dạy trẻ những lẽ thật Kinh Thánh sẽ khiến chúng trở nên khôn ngoan để được cứu rỗi (II Ti-mô-thê 3:15); trang bị cho chúng một cách kỹ lưỡng để làm việc lành (II Ti-mô-thê 3:17); chuẩn bị để chúng có thể trả lời những người hỏi chúng lý do về niềm hy vọng của chúng (I Phi-e-rơ 3:15); và chuẩn bị để chúng chống lại sự tấn công của văn hóa trong việc truyền bá những giá trị thế tục cho giới trẻ.
Kinh Thánh cho chúng ta biết con cái là phần thưởng Chúa ban cho (Thi Thiên 127:3). Vậy thì, chắc chắn nghe theo lời khuyên khôn ngoan của Sa-lô-môn để dạy dỗ chúng cách đúng đắn là điều phải lẽ. Thật vậy, giá trị mà Chúa đặt để trên việc dạy lẽ thật cho con cái đã được Môi-se nói rõ. Ông cũng nhấn mạnh với con dân Chúa tầm quan trọng của việc dạy cho con cái biết về Đức Giê-hô-va, các điều răn và luật pháp của Ngài: “Khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chổi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu ân, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi” (Phục Truyền 6:7-9). Sự cẩn thận của Môi-se nhấn mạnh mối bận tâm sâu sắc của ông đối với việc các thế hệ mai sau phải tiếp tục vâng giữ luật pháp Chúa để bảo đảm rằng họ “ăn ở bình yên trong xứ” (Lê-vi Ký 25:18), rằng tất cả sẽ “tốt đẹp” đối với họ (Phục Truyền 12:28), và rằng Ngài sẽ ban phước cho họ ở trong xứ (Phục Truyền 30:16).
Rõ ràng Kinh Thánh bày tỏ rằng dạy cho con cái biết và vâng lời Đức Chúa Trời là cơ sở để làm Ngài vui lòng và sống đắc thắng trong ân điển Ngài. Biết Đức Chúa Trời và lẽ thật của Ngài bắt đầu với việc đứa trẻ phải nhận biết tội lỗi và nhu cầu cần có Chúa Cứu Thế. Ngay cả trẻ rất nhỏ cũng biết rằng chúng không hoàn hảo và có thể hiểu được rằng chúng cần sự tha thứ. Cha mẹ yêu thương con sẽ làm gương để con thấy một Đức Chúa Trời yêu thương không chỉ tha thứ, mà còn cung ứng của lễ chuộc tội hoàn hảo trong Chúa Giê-xu Christ. Dạy dỗ trẻ thơ con đường nó phài theo, trước nhất và quan trọng nhất, có nghĩa là hướng dẫn chúng đến với Chúa Cứu Thế.
Kỷ luật là điều không thể thiếu trong việc nuôi dạy con cái theo đường lối Chúa, vì chúng ta biết rằng “Đức Giê-hô-va sửa phạt kẻ Ngài yêu” (Châm Ngôn 3:12). Do đó, chúng ta không nên xem nhẹ việc kỷ luật, cũng không ngã lòng khi bị kỷ luật vì “ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt” (Hê-bơ-rơ 12:5-6). Và chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời sửa phạt chúng ta vì ích lợi cho chúng ta, để chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết của Ngài (Hê-bơ-rơ 12:10). Tương tự, khi chúng ta sửa phạt con cái, chúng nhận được sự khôn ngoan (Châm Ngôn 29:15), và chúng sẽ đem lại cho chúng ta sự bình an (Châm Ngôn 29:17) và tôn trọng (Hê-bơ-rơ 12:9). Thật thế, dù còn non trẻ, nhưng trẻ có thể nhận biết rằng kỷ luật bắt nguồn từ tình yêu thương. Đó là lý do những trẻ lớn lên trong gia đình không có kỷ luật thường cảm thấy không được yêu thương và dễ bất tuân khi chúng trưởng thành. Kỷ luật được đưa ra phải tương xứng với vi phạm và sự sửa phạt trong thân thể, chẳng hạn đánh đòn (với động cơ đúng đắn) chắc chắn được Kinh Thánh ủng hộ (Châm Ngôn 13:24; 22:15; 23:13-14). Thật vậy, sự sửa phạt, dù có thể không thú vị gì, nhưng sẽ sinh ra “bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy” (Hê-bơ-rơ 12:11).
Cha mẹ phải có lòng sốt sắng dạy dỗ con cái mình như Môi-se đã dạy. Cha mẹ được ban cho đặc ân trở thành những người quản lý cuộc đời con mình trong một thời gian rất ngắn, nhưng sự dạy dỗ và huấn luyện của cha mẹ cho con cái còn đến đời đời. Theo lời dạy của Châm ngôn, một đứa trẻ được huấn luyện cách sốt sắng trong “con đường nó phải theo” sẽ trung thành với con đường ấy trong đời này và gặt hái phần thưởng ở đời sau.
Khuê Trần dịchNguồn: GotQuestion.org


90 NĂM MỘT CHẶN ĐƯỜNG LỊCH SỬ - MS Đinh Thuận QN (16/06/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Hiệp Nguyện Qúy II/2019 Tỉnh Khánh Hòa (12/06/2019)

HTTLVN.ORG – Vào lúc 8 giờ 30 ngày 12/06/2019, tại cơ sở 32 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang đã diễn ra chương trình hiệp nguyện quý II cho Giáo phẩm và Chấp sự các Hội Thánh trong tỉnh Khánh Hòa. Chương trình diễn ra 2 ngày với khoảng 130 người tham dự.
Quang cảnh chương trình hiệp nguyện
Mục sư Nguyễn Công Nghĩa, Ủy viên BĐD cầu nguyện khai lễ
Nương trên phân đoạn Kinh Thánh Các Quan Xét chương 7 với chủ đề “Đắc Thắng Nhờ Vâng Phục”, Mục sư Phạm Sính, Ủy viên Mục vụ tỉnh Khánh Hòa đã khích lệ ban hiệp nguyện sống đắc thắng cho Chúa theo gương của Ghê-đê-ôn và dân sự khi xưa, để chiến thắng dân Ma-đi-an, họ “vâng phục ra trận và vâng phục trở về”.
Dù kẻ thù có mạnh và hùng hậu thế nào đi chăng nữa, khi sẵn sàng vâng phục Chúa thì sẽ sẵn sàng nhận lấy chiến thắng, và ngược lại khi không sẵn sàng vâng phục lẽ tất yếu sẽ xảy đến đó là sẵn sàng nhận thất bại.
Lời bài hát Thánh ca 375 “Sẵn Sàng” như là một lời kết ước với Chúa của quý tôi con Chúa: “Sẵn tiến sẵn thoái, theo ơn Cha sai, sẵn tròn phận tôi tớ Ngài. Sẵn để gánh trách nhiệm tuy tôn hay ti, sẵn phục linh ý mọi khi.”
Mục sư Phạm Sính, Ủy viên Mục vụ tỉnh Khánh Hòa
Sau thì giờ bồi linh, Mục sư Phạm Sính tiếp tục huấn luyện các Chấp sự cho các Hội Thánh trong tỉnh với giáo trình “Chấp Sự Trong Hội Thánh” qua loạt bài “Thánh Chức Chấp Sự” trong ngày 12/06 và “Tổ Chức Hội Thánh” trong ngày 13/6.
Chương trình kết thúc vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 13/6 sau lời cầu nguyện Mục sư Võ Văn Tự Cường.
Ban hiệp nguyện chia tay nhau ra về trong niềm vui vì qua hai ngày học lĩnh hội được nhiều điều quý báu trong thánh chức Chúa giao phó để hầu việc Chúa kết quả càng hơn.
CTV. TĐ Phan Thanh Quang


HTTLVN (Miền Bắc) Chương Trình Hiệp Nguyện Các Hội Thánh Khu Vực Miền Duyên Hải (10/06/2019)

Vào lúc 8h30 ngày 10/06/2019 tại HTTL Nam Định đã diễn ra chương trình hiệp nguyện đầy phước hạnh với sự có mặt của gần 70 con cái Chúa miền duyên hải. Qua chủ đề TẤM LÒNG CỦA CHÚA và câu gốc trong Rô ma 9:3 đã khích lệ tinh thần truyền giảng của con cái Chúa trong 7 Hội Thánh miền duyên hải.
Sau khi hát thờ phượng, cầu nguyện, đọc Kinh thánh trong Rô ma 9:1-5 Mục sư Hoàng Văn Thành chia sẻ sứ điệp. Tiếp theo quý Mục sư, Truyền đạo của 7 Hội thánh tại Hoành Nhị, Nam Định, Tp.Thái Bình, Khả Cảnh, Tp.Hưng Yên, Hoàn Dương, Thanh Liêm có phần làm chứng ơn phước Chúa ban cho Hội thánh mình và có cơ hội cầu thay cho từng nhu cầu của từng Hội thánh.
Chương trình kết thúc lúc 12h30 cùng ngày sau lời chúc phước của Mục sư Lê Hải Dương.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Từ lâu quí Mục sư, Truyền đạo trong miền duyên hải vốn đã có tinh thầ̀n gắn kết, đồng lo tưởng, cầu thay và cùng nâng đỡ nhau để cùng phát triển công việc nhà Chúa. Ước ao quí tôi con Chúa khắp nơi tiếp tục cầu thay cho sự gắn kết để cùng phát triển của 7 Hội Thánh chúng tôi hầu làm sáng danh Chúa cho miền đất duyên hải này. Muốn thật hết lòng!"
(Tin tức:Cô Lê-a Phạm)


TP. HCM: Huấn Luyện Giáo Viên Trường Chúa Nhật (07/06/2019)

HTTLVN.ORG – Mỗi năm một lần Ban Đại diện Tin Lành TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục – TLH tổ chức khóa học bồi dưỡng cho giáo viên trường Chúa nhật của các Chi Hội trong khu vực thành phố. Năm nay chương trình được tổ chức tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn Tri Phương vào lúc 8 giờ sáng ngày 07/06/2019 với chuyên đề “Dạy và học Trường Chúa nhật trong Hội Thánh” có hơn 100 giáo viên, phụ giáo Trường Chúa nhật tham dự. Mục sư Lê Hoàng Phúc giảng dạy.
Đợt học lần này gồm 4 bài liên quan đến: (1) Nguyên tắc tổ chức dạy và học Trường Chúa nhật, (2) Mục tiêu của Trường Chúa nhật, (3) Kế hoạch dạy bài học Trường Chúa nhật, (4) Kiểm tra bài dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu của học viên. Các bài học được truyền đạt một cách sinh động từ kinh nghiệm chức vụ của diễn giả trong những tháng năm giảng dạy Lời Chúa trong các lớp học Trường Chúa nhật.
Định hướng II trong 4 định hướng của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam là “Hết lòng sống Phúc Âm”, bao gồm việc dạy và học Trường Chúa nhật tại Chi Hội là mục tiêu quan trọng giúp con cái Chúa hiểu biết đúng và thực hành Lời Chúa trong đời sống của mình để tâm linh được lớn lên, có thể tự học Kinh Thánh và giúp đỡ những người khác cùng hiểu biết Lời Chúa phục vụ Chúa kết quả.
Góp phần trong 4 định hướng do Tổng Liên Hội – Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đề ra vào dịp đại lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam như “Sốt sắng cầu nguyện, hết lòng sống Phúc Âm, nỗ lực truyền giảng Tin Lành, tích cực gây dựng mở mang Hội Thánh” trong đó việc giúp cho con dân Chúa sống Phúc Âm qua lớp học Trường Chúa nhật tại Chi Hội cần được coi trọng và đổi mới hơn nữa nhất là tài liệu giảng dạy.
TTV. Triều Hải



Quang cảnh
MS Trương Văn Ngành – TB Đại diện Tin Lành Cầu nguyện và chào mừng
MS Lê Hoàng Phúc giảng dạy Lời Chúa “Đời sống, chức vụ, công việc mà Chúa giao cho chúng ta sẽ mỗi ngày mỗi mới cho nên phải tìm tói nghiên cứu chuẩn bị bài thật kỷ để sự truyền đạt đến cho học viên được mới luôn”


GIỮ GÌN SỰ HIỆP MỘT CỦA THÁNH LINH - MS Đinh Thuận QN (09/06/2019)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Hiệp Nguyện Giáo Phẩm Tỉnh Đồng Nai Lần III/2019 (04/06/2019)

HTTLVN.ORG – Tháng 6, thời điểm Hội Thánh khắp nơi nô nức tổ chức các khóa Thánh Kinh Hè, các Giáo phẩm tỉnh Đồng Nai có lần hiệp nguyện thứ ba trong năm vào ngày 04/06/2019 tại nhà thờ Tin Lành Túc Trưng.
Mục sư Nguyễn Tờn, Ủy viên Tổng Liên Hội, Mục vụ tỉnh Đồng Nai đã cùng dự với gần 80 Giáo phẩm trong tỉnh, cả ông và bà.
MSNC Lâm Văn Nghe đã chia sẻ Lời Chúa trong Xuất Ê-díp-tô Ký 17:8-13 với đề tài Hiệp Một Chiến Đấu. Từ câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng dân A-ma-léc tại Rê-phi-đim, đầy tớ Chúa đã rút ra những bài học thuộc linh để áp dụng vào chức vụ chăn bầy, lãnh đạo dân sự trong sự đối diện với những nan đề cũng như sự tấn công của ma quỉ. Qua đó, sự hiệp một được bày tỏ một cách sống động và rõ ràng để đem đến chiến thắng cuối cùng.
MSNC Lâm Văn Nghe chia sẻ Lời Chúa
Mục sư Uỷ viên Mục vụ và Ban Đại Diện đã có triển khai công tác chuẩn bị cho những sinh hoạt trong tháng 7. Theo đó, có 3 đợt tu nghiệp cho Giáo phẩm và nhân sự tại Viện Thánh Kinh Thần Học và khóa Thánh Kinh Căn Bản thường niên tại nhà thờ Tin Lành Bến Gỗ.
Mục sư Nguyễn Tờn, Ủy viên Tổng Liên Hội, Mục vụ tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra còn có một số vấn đề được nêu ra từ các Hội Thánh để cầu nguyện:
– Hội Thánh Lộ 25: Xin Chúa yên ủi gia đình Mục sư Quản nhiệm sau khi con trai của đầy tớ Chúa qua đời;
– Hội Thánh Long Phước: Xin Chúa cho những rắc rối về đất đai của Hội Thánh được sớm tháo gỡ. Xin Chúa thêm sức, chữa lành cho ông gia của Truyền đạo Quản nhiệm đang đau bệnh.
– Hội Thánh Cẩm Mỹ: Vấn đề mua đất cho Hội Thánh.
– Hội Thánh Gia Ray: Chúa thêm sức cho MsNc Văn Ninh. Hội Thánh cần tài chánh để đắp nền và xây tường rào;
– Điểm Nhóm Thiên Bình: Tiến hành thủ tục xin cấp đất tôn giáo và đóng băng ghế phục vụ sự nhóm lại;
– Hội Thánh Tân Thành: Đang xin chủ trương xây dựng nhà thờ vì nhà thờ hiện hữu đã quá chật hẹp;
– Hội Thánh Xuân Thọ: Đang xin chính quyền cấp đất cho Hội Thánh để xây dựng nhà thờ;
– Hội Thánh Sông Rây: Sửa chữa tư thất chuẩn bị đón Tân Quản nhiệm và các tín hữu trở lại thờ phượng Chúa;
– Hội Thánh Thạnh Phú: Xây dựng nhà để xe phục vụ các sinh hoạt của Hội Thánh;
– Hội Thánh Hiếu Liêm: Xin cấp đất tôn giáo cho Hội Thánh và xây dựng tư thất Quản nhiệm với kinh phí dự kiến 300 triệu đồng.
– Điểm Nhóm Suối Cao: Xây dựng cổng, hàng rào để bảo vệ khuôn viên.
– Hội Thánh Phú Túc: Nhu cầu xây nhà mục vụ và mở rộng diện tích đất với kinh phí 3 tỷ đồng. Công việc Chúa tại Ấp 2/97 đang bị đình trệ, cần sự thăm viếng của Chúa. Nhu cầu xây dựng nhà nguyện tại Ấp 2/97. Việc chấp thuận Điểm Nhóm Suối Nho.
Đồng Nai là tỉnh có địa bàn rộng với nhiều Chi Hội và Điểm Nhóm. Dù vậy, mỗi kỳ hiệp nguyện Giáo phẩm trong tỉnh đều được sự tham dự khá đông đủ của các đầy tớ Chúa. Đây là dịp để cùng nhau thờ phượng Chúa, góp ý xây dựng chức vụ và cầu thay cho nhau.
TTV. Tường Quang


Thư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Cụ Ông Nguyễn Thìn (08/06/2019)

———


HTTLVN (Miền Bắc) Hội Thảo Và Mục Vụ Của Liên Đoàn Kinh Thánh Thế Giới (07/06/2019)

Ngày 07/06/2019 tại Hội thánh Tin lành Hà Nội đã diễn ra hội thảo của Liên Đoàn Kinh Thánh Thế Giới với sự hiện diện của hơn 200 đại biểu là các Mục sư, các lãnh đạo của các Hội thánh khu vực Hà Nội. Trong chương trình hội thảo lần này, các đại biểu được giới thiệu về một bản dịch Kinh thánh mới thích hợp cho việc tham khảo, nghiên cứu.
(Quang cảnh chương trình Hội thảo)
Sau chương trình thờ phượng, Mục sư Nguyễn Hữu Mạc giới thiệu về Liên Đoàn Kinh Thánh Thế Giới và những mục vụ mà liên đoàn đã thực hiện. Trong những mục vụ đó phải kể đến mục vụ hỗ trợ các Hội thánh địa phương phân phát Kinh thánh cho cộng đồng những người chưa tin.
(Mục sư Hội trưởng HTTLVN (MB) Nguyễn Hữu Mạc giới thiệu về Liên Đoàn Kinh Thánh Thế Giới)
Tiếp theo chương trình Mục sư Yancy Smith, Giám đốc Phiên Dịch Toàn Cầu của Liên Đoàn Dịch Kinh Thánh Thế Giới. Ông Giới thiệu về các thành viên trong đoàn và Chia sẻ lời Chúa: Cây Tốt Và Người Tốt (Lu-ca 6:43-44) qua sự chia sẻ ngắn này Mục sư sử dụng bản dịch “Phổ thông” và dùng những ngôn từ dễ hiểu  phù hợp với cuộc sống hiện đại.
(Mục sư Yancy Smith, Giám đốc Phiên Dịch Toàn Cầu của Liên Đoàn Dịch Kinh Thánh Thế Giới)
Sau thì giờ giải lao, Giáo sư Phạm Quang Tâm tâm tình về việc lời Chúa phải được đem đến những nơi chưa từng biết Phúc âm. Trong những năm qua, hàng ngàn cuốn Kinh thánh được tặng qua mục vụ phát Kinh thánh cho cộng đồng. Không phủ nhận có những bản dịch rất thành công, các tín hữu đón nhận một cách tích cực, tuy nhiên “Nếu người ta đọc Kinh thánh mà không hiểu thì người ta bỏ cuộc”. Kinh thánh có dể dễ hiểu đối với chúng ta nhưng cũng khó hiểu đối với những người chưa tin muốn tìm hiểu.
(Giáo sư Phạm Quang Tâm dịch giả Kinh thánh và hiệu đính bản dịch Truyền Thống)
Trong chương trình hội thảo lần này, Giáo sư Phạm Quang Tâm đã chia sẻ về cuốn Kinh thánh được phiên dịch như thế nào. Khác với một cuốn sách thông thường, tiến trình dịch Kinh thánh trải qua nhiều bước:
                Bước đầu tiên: Dịch sơ khởi (dịch sang ngôn ngữ bản địa)
                Bước thứ hai: Dịch ngược lại (việc dịch ngược lại do những người không tin Chúa thực hiện để biết họ hiểu được bao nhiêu phần trăm so với bản gốc)
                Bước thứ ba: Thảo luận với những học giả ngôn ngữ tiếng Hê-bơ-rơ về những phần khó dịch.
                Bước thứ tư: In lần hai và phát cho mọi người đọc để đánh giá sự đáp ứng của độc giả.
                Bước cuối cùng là kiểm tra phản hồi của độc giả cùng tiến trình in chính thức.
Cuối chương trình là thời gian để mọi người cùng thảo luận về những vấn đề liên quan đến dịch thuật và những phần khó dịch trong Kinh thánh.
(thảo luận về những vấn đề liên quan đến dịch thuật)
(Tin tức: Ủy ban truyền  thông)


HTTLVN (Miền Bắc) Bắc Sơn: Chương Trình Huấn Luyện, Bồi Dưỡng Chấp Sự Cho Các Hội Thánh (03-04/06/2019)

Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục: Từ ngày 03-04/06/2019 Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục Thuộc Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc tiếp tục tổ chức chương trình huấn luyện, bồi dưỡng chấp sự cho các Hội Thánh đợt 2 tại Hội Thánh Tin Lành Bắc Sơn.
Tham dự, có Mục Sư Triệu Phúc Tiến, Ủy viên Ban Trị Sự Tổng hội - Trưởng Ủy ban Cơ Đốc Giáo Dục. Mục sư Phan Văn Cử, Tổng Thủ quỹ Tổng Liên hội  Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, cùng 130 Chấp sự trong các Hội Thánh khu vực Bắc Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hóa, Hưng Yên...
Chương trình bắt đầu vào lúc 9h00, ngày 03/06/2019, Mục Sư Triệu Phúc Tiến tâm tình và cầu nguyện dâng lớp học lên cho Chúa.
(Mục Sư Triệu Phúc Tiến tâm tình và cầu nguyện dâng lớp học lên cho Chúa)
Mục sư Phan Văn Cử diễn giả chương trình dành thời gian buổi sáng chia sẻ về Thánh chức Chấp sự và công tác của của Chấp sự trong Hội Thánh, nhất là công tác liên quan đến Giáo nghi Hội Thánh. Qua đây các học viên hiểu rõ Thánh chức Chấp sự cao quý và công tác Chúa giao cho Chấp sự ở giữa Hội Thánh quan trọng ra sao, để hết lòng hiệp tác với tôi tớ Chúa làm công việc Chúa thật tốt đẹp.

(Mục sư Phan Văn Cử diễn giả chương trình)
 Trong khóa huấn luyện lần này Mục sư diễn giả hướng dẫn kỹ năng Chấp sự học Lời Chúa cá nhân và chia sẻ Lời Chúa, tập trung vào hai khía cạnh:
Thứ nhất là phương pháp học Kinh Thánh cá nhân. Có hai bước:
Bước 1: Chọn Kinh Thánh nền tảng, chọn câu gốc, đặt chủ đề.
Bước 2: Phân tích phân đoạn Kinh Thánh, rút ra bài học, ứng dụng bài học vào đời sống.
Thứ hai là cách soạn một bài chia sẻ Lời Chúa. Để có một bài chia sẻ Kinh Thánh tốt, người chia sẻ cần xác định mục tiêu của bài chia sẻ, và người chia sẻ Lời Chúa cần chuẩn bị đời sống, tư cách và soạn bài kỹ lưỡng.
Vơi sự tận tâm của Mục sư diễn giả, chương trình kết thúc bằng sự vui mừng vì Chúa ban ơn trên lớp học. Không chỉ có thêm những kỹ năng, phương pháp giúp học viên áp dụng Lời Chúa vào trong cuộc sống và hướng dẫn người khác, các học viên còn có cơ hội chia sẻ thực tập ngay tại lớp.
(Quang cảnh lớp học)
      Xin Quí tôi con Chúa tiếp tục thêm lời cầu nguyện và hỗ trợ Ủy Ban Giáo Dục cho công tác huấn luyện Chấp Sự các Hội Thánh tại khu vực miền núi.
Nguồn: Ủy Ban Cơ Đốc Giáo Dục.