Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

SỰ CẦU NGUYỆN - MsTs Đinh Thống (29/10/2017)

CHƯA CẬP NHẬP

VIDEO


ht
Kinh Thánh:
Câu Gốc:
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Lý Do Kỷ Niệm 500 Năm Ngày Cải Chánh Giáo Hội Cơ Đốc (28/10/2017)

    Vào ngày 31/10/1517, Linh mục Martin Luther người Đức đã dán 95 luận đề nêu lên những sai trật của Giáo hội trước cửa nhà thờ Viện Đại học Wittenburg Đức, chính thức khởi đầu cho cuộc cải chánh giáo hội tại châu Âu. Cuộc cải chánh gặp sự chống đối kịch liệt của giáo quyền La Mã, nhất là giáo hoàng lúc bây giờ, có lúc tưởng chừng như thất bại, nhưng cảm tạ Chúa đã giúp đỡ và ban ơn cho Hội Thánh và các tôi tớ Ngài đã vượt qua mọi khó khăn để tiến tới thành công. Chính Martin Luther đã mạnh mẽ tuyên bố “Tôi không thể rút lui trừ phi Kinh Thánh bày tỏ cho tôi biết và có những lý do rõ ràng rằng tôi đã sai lầm. Tôi trung thành với Kinh Thánh mà tôi đã trích dẫn, lương tâm tôi lệ thuộc vào Lời Đức Chúa Trời. Thật không bình an và nguy hiểm khi làm điều gì ngược lại với lương tâm. Tôi đứng đây. Tôi không thể làm gì khác hơn được. Xin Đức Chúa Trời giúp đỡ tôi. A-men. Thật vậy, Luther và các nhà cải chánh đã phải tranh đấu kiên trì, bền bĩ trải qua suốt 130 năm và cuộc cải chánh đã kết thúc bằng Hòa ước Wesphalia năm 1648, chính thức khai sinh Giáo hội Cải chánh Tin Lành.
Năm 2017 là đúng năm trăm năm ngày cải chánh Giáo hội (1517- 2017), vì thế khắp thế giới, đặc biệt tại Âu châu đang diễn ra lễ kỷ niệm 500 năm Cải chánh Giáo hội.
Ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chúng ta kỷ niệm cuộc cải chánh Giáo hội. Có thể nói, nếu chúng ta xưng mình là tín hữu Tin Lành mà không biết những điều cơ bản về cuộc cải chánh Giáo hội là một thiếu sót lớn. Cho nên kỷ niệm 500 Cải chánh là cơ hội để con dân Chúa nhớ lại công việc lớn lao mà Chúa đã làm trên Hội Thánh Ngài để giữ cho Hội Thánh đứng vững trên nền tảng chân lý.
Thiết nghĩ ít ra có bốn lý do để chúng ta kỷ niệm sự kiện lịch sử trọng đại này:
Cảm tạ Chúa vì Hội Thánh Chúa vẫn được đứng vững trên chân lý của Kinh Thánh.
       Chúng ta kỷ niệm 500 cải chánh Giáo hội trước hết là cơ hội để cảm tạ Ba ngôi Đức Chúa Trời về sự dẫn dắt và gìn giữ Hội Thánh Ngài trải qua các thời đại, đặc biệt là thời kỳ cải chánh Giáo hội trong thế kỷ 16 để giữ cho Hội Thánh Chúa đứng vững trên lẽ thật của Kinh Thánh, đúng như Lời Chúa phán “Ta sẽ lập Hội thánh Ta trên đá này, các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.” (Ma-thi-ơ 16:18).
Cảm tạ Chúa, nhờ tinh thần cải chánh mà Hội Thánh Chúa được đứng vững trên chân lý Thánh Kinh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, Tin Lành của Chúa được truyền bá khắp thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Có thể nói nếu không có 500 năm cải chánh Giáo hội thì làm sao có 100 Tin Lành ở Việt Nam. Thiết nghĩ, kỷ niệm 100 năm Tin Lành để chúng ta nhớ ơn tiền nhân thì không chỉ nhắc đến các tôi tớ Chúa đã mang Tin Lành đến quê hương Việt Nam và các tôi tớ Chúa đã có công gây dựng Hội Thánh thôi, mà còn phải nhớ đến các nhà cải chánh Giáo hội nữa, vì chính họ đã tranh đấu và khai sinh ra Giáo hội Tin Lành chân chính nói chung và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chúng ta nói riêng, một Giáo hội được lập vững trên Lời hằng sống của Đức Chúa Trời mà chúng ta thừa hưởng hôm nay.
Khẳng định và phát huy những chân lý vững chắc làm nền tảng cho niềm tin Cơ Đốc và sự hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ
Kỷ niệm 500 cải chánh Giáo hội cũng là dịp để chúng ta xác tín những chân lý vững chắc làm nền tảng cho Hội Thánh Chúa trải qua các đời, cũng khẳng định nền tảng đức tin Cơ Đốc chính thống. Kỷ niệm 500 cải chánh Giáo hội, tưởng chúng ta cần nhắc lại, ôn lại năm khẩu hiệu của cuộc cải chánh giáo hội cũng là 5 nền tảng của cuộc cải chánh gọi là “Sola” trong tiếng La-tinh nghĩa là “duy chỉ” (Five solas)mỗi sola tiêu biểu cho 5 niềm tin căn bản của Martin Luther và các nhà cải chánh Giáo hội về cuộc cải chánh Giáo hội để chống lại sự dạy dỗ sai trật của giáo hội thời bấy giờ. Năm sola đó là: Sola Scriptura: chỉ Kinh Thánh thôi, sola fide: chỉ bởi đức tin mà thôi, sola gratia: chỉ bởi ân điển mà thôi, solus christus (Solo Christo): chỉ Chúa Giê-xu mà thôi, soli Deo gloria: vì vinh hiển Đức Chúa Trời mà thôi.
Thực ra, trong giai đoạn đầu của cuộc cải chánh, người ta chỉ phổ biến và lưu hành ba “sola” đầu thôi, về sau thì mới phát triển thành năm “sola”. Trong phạm vi bài này, người viết xin sơ lược 5 nền tảng quan trọng này.
  • Duy chỉ Kinh Thánh mà thôi “Sola scriptura”
    Hội Thánh thời Trung cổ dần dần xa rời nền tảng Kinh Thánh và nhiều sự dạy dỗ, tín lý của Giáo hội không đặt nền tảng trên chân lý Kinh Thánh. Vì thế, khẩu hiệu đầu tiên của phong trào cải chánh là “Sola scriptura” nhằm khôi phục thẩm quyền tối hậu của Kinh Thánh. Câu Kinh Thánh quan trọng được nhấn mạnh là II Ti-mô-thê 3:16 “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, Nguyên bổn rằng: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công chính. “Sola scriptura” cũng nhằm khẳng định rằng Kinh Thánh phải được giải nghĩa bởi chính Kinh Thánh; hay nói khác đi “Lấy Kinh Thánh giải nghĩa Kinh Thánh”.
Cơ Đốc nhân và Hội Thánh của Đấng Christ ngày nay cũng phải coi Kinh Thánh là nền tảng và thẩm quyền tối cao trong mọi sinh hoạt của đời sống. Chúng ta cũng khẳng định “Cả Kinh Thánh là Lời được Đức Chúa Trời soi dẫn” chứ không phải chỉ một phần Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời như một số tà thuyết chủ trương.
  • Duy chỉ đức tin mà thôi “Sola Fide”
     Đây là khẩu hiệu và nền tảng quan trọng thứ hai của phong trào cải chánh.
Các nhà cải chánh khẳng định sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên cây thập tự mà thôi, nhằm chống lại chủ trương của Giáo hội Công Giáo là “Sự cứu rỗi do đức tin cộng với việc lành” dựa trên Gia-cơ 2:14-17. Vì lẽ đó mà Giáo hội trong thế kỷ 16 chủ trương bán bùa giải tội cho giáo dân như là cách để làm việc lành và được cứu.
Luther và các nhà cải chánh khẳng định việc lành là kết quả của đời sống được cứu chứ không phải là điều kiện để được cứu. Không phải làm lành để được cứu mà được cứu để làm lành. Câu Kinh Thánh nền tảng được nhấn mạnh là Rô-ma 1:17 “Người công bình sẽ sống bởi đức tin.” và Ê-phê-sô 2:8 “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.”
Ngày nay, kỷ niệm cuộc cải chánh Giáo hội, chúng ta cũng phải khẳng định rằng đức tin là điều kiện duy nhất để hưởng ơn cứu rỗi trong Chúa Giê-xu (Giăng 3:16) và đức tin đó phải được bày tỏ qua thái độ ăn năn tội và quay về với Đức Chúa Trời. Cơ Đốc nhân được cứu bởi đức tin và cũng sống bởi đức tin nữa và phải thể hiện đức tin qua các hành động yêu thương, cứu giúp, vì đức tin mà không có việc lành là đức tin chết (Gia-cơ 2:17). Có người đã bình luận một cách sâu sắc rằng “Cái sai lầm của người Công Giáo là đức tin cộng với việc lành, còn cái sai lầm của người Tin Lành là đức tin mà không thể hiện qua các việc lành.” Thiết nghĩ đó cũng lời nhắc chúng ta là người Tin Lành hôm nay.
  • Duy chỉ ân điển mà thôi “Sola Gratia”
     Các nhà cải chánh cũng nhấn mạnh rằng chúng ta được cứu là nhờ ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời mà thôi. Sự cứu rỗi là quà tặng cho người không xứng đáng nhận mà được nhận, chứ không nhờ công đức của chúng ta. Giáo hội thời bấy giờ quá chú trọng công đức, thánh lễ mà lãng quên ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại.
Ê-phê-sô:8-9 là nền tảng cho khẩu hiệu này: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” Từ ngữ “ân điển” trong tiếng Việt ít được dùng và có lẽ trở nên khó hiểu đối với nhiều người. Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh định nghĩa ân điển là “nhân ngày khánh tiết vua ban ân cho bầy tôi”. Bản Kinh Thánh Truyền thống 1926 của chúng ta dựa vào bản chữ Hán và dịch là “ân điển” (恩典 ), và bản Truyền thống Hiệu đính 2010 cũng giữ theo như vậy. Có một định nghĩa trong Blue Letter Bible về từ ân điển khá cụ thể và dễ hiểu mà tôi rất thích, như sau: Ân điển là lòng nhân từ, thương xót của Đức Chúa Trời mà qua đó Ngài dùng ảnh hưởng thánh khiết của Ngài tác động trên linh hồn tội nhân, khiến họ quay về với Đấng Christ, gìn giữ, ban sức mạnh, thêm đức tin, tri thức, yêu thương và thúc giục họ thực hành đạo đức Cơ Đốc.”
Kỷ niệm 500 năm cải chánh Giáo hội, chúng ta cảm ơn Chúa vì nhờ ân điển kỳ diệu của Chúa mà chúng ta được cứu, làm con dân Ngài. Xin Chúa cho mỗi con dân Chúa ngày càng kinh nghiệm quyền năng của ân điển Ngài như thánh Phao-lô “Nhưng tôi nay là người thể nào nhờ ơn (ân điển) Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 15:10) và “Hãy tấn tới trong ân điển và sự thông biết Chúa” (II Phi-e-rơ 3:18), cũng như phải đề cao cảnh giác “Khá coi chừng kẻo trật phần ân điển của Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 12:15).
  • Duy chỉ Đấng Christ mà thôi “Solo Christo”
Các nhà cải chánh cũng nhấn mạnh đối tượng của đức tin là Chúa Giê-xu và khẳng định chúng ta được cứu là nhờ tin Chúa Giê-xu mà thôi.
Giáo hội Công Giáo thời bấy giờ tôn thờ bà Ma-ri và dạy tín hữu cầu nguyện với bà Ma-ri để nhờ bà chuyển lời cầu nguyện lên Chúa (cầu bầu). Họ dạy phải tôn sùng các thánh nữa. Điều này không đúng với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.
Các nhà cải chánh khẳng định rằng Chúa Giê-xu là Đấng trung gian duy nhất giữa Đức Chúa Trời và loài người (I Ti-mô-thê 2:5). Ngài cũng là đầu của Hội Thánh chứ không giáo hoàng; giáo hoàng chỉ là người người chăn, người lãnh đạo, là tôi tớ Ngài. Vì thế, Cơ Đốc nhân có thể cầu nguyện trực tiếp với Chúa, ăn năn tội trực tiếp với Chúa chứ không qua trung gian của các linh mục để được giải tội. Khi Chúa chết trên thập tự giá, bức màn trong đền thờ bị xé làm hai; điều này có nghĩa là nhờ Chúa Giê-xu chết thay, từ nay con người không còn ngăn cách với Đức Chúa Trời nữa vì Ngài đã mở “một con đường mới và sống ngang qua bức màn nghĩa là ngang qua xác Ngài.” (Hê-bơ-rơ 10:20).
Kỷ niệm 500 cải chánh, chúng ta xác tín rằng chúng ta được cứu là nhờ tin nơi công lao cứu chuộc của Chúa Giê-xu trên thập tự giá mà thôi, bởi vì “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác.” (Công Vụ 4:12).
Chúa Giê-xu đang ở đâu trong đời sống bạn hôm nay? Ngài có phải là trung tâm điểm của đời sống bạn không? Bạn có mối tương giao cá nhân với Chúa mỗi ngày không?
  • Duy chỉ vinh hiển Đức Chúa Trời mà thôi “Soli Deo Gloria”
Sự vinh hiển thuộc về Ba ngôi Đức Chúa Trời mà thôi, không có ai khác. Ngài là Đấng Cứu rỗi duy nhất đáng được ngợi ca, tôn vinh, chúc tụng đời đời.
Giáo hội thời bấy giờ dạy tôn sùng, thờ phượng bà Ma-ri, các thánh và các thiên sứ nữa. Đức Chúa Trời không nhường sự vinh hiển cho bất cứ ai vì Ngài là Đấng cao cả vĩ đại, đáng được suy tôn, chúc tụng Ngài như Kinh Thánh chép “Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên.” (Khải Huyền 4:11).
Kỷ niệm cuộc cải chánh nhắc nhở mục đích đời sống chúng ta là sống vì sự vinh hiển của Chúa: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm. (I Cô-rinh-tô 10:31).
Chúng ta phải khẳng định mục đích đời sống của chúng ta là sống cho Chúa và làm vinh hiển danh Ngài. Chúng ta phải phục vụ Chúa vì sự vinh hiển danh Chúa chứ không phải vì vinh hiển mình. “Ngài phải dấy lên, tôi phải hạ xuống” (Giăng 3:30).
Kỷ niệm 500 cải chánh Giáo hội không phải để khơi dậy tinh thần chống lại Giáo hội Công Giáo, gây thêm chia rẽ trong Hội Thánh Cơ Đốc mà ngược lại, đem lại sự hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ.
Có thể nói, Giáo hội Công Giáo cũng được nhiều lợi ích qua cuộc chánh Tin Lành. Sau cuộc cải chánh Tin Lành, Giáo hội Công Giáo cũng đã nỗ lực cải cách nội bộ giáo hội, chấn chỉnh những sai trật, suy thoái về đạo đức và tâm linh của hàng giáo phẩm và giáo dân cũng như đẩy mạnh công tác truyền giáo. Đặc biệt, họ đã bắt đầu cho phiên dịch Kinh Thánh ra nhiều ngôn ngữ và phổ biến Kinh Thánh chứ không cấm đoán như trước đây. Được biết, sau Công đồng Vatican II năm 1962, Giáo hội Công Giáo cho phép giáo dân được đọc Kinh Thánh, dịch và phổ biến Kinh Thánh. Ở Việt Nam trước 1975, Nhóm Phiên dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ được thành lập để dịch và phổ biến Kinh Thánh cho giáo dân. Trong những năm qua, Liên hiệp Thánh Kinh hội Tin Lành (UBS) đã giúp Giáo hội Công Giáo Việt Nam in hàng triệu quyển Kinh Thánh bằng tiếng Việt. Trước 1975, Tin Lành và Công Giáo cũng đã có chương trình “Mỗi quân nhân một quyển Tân Ước”.
Cuộc cải chánh Giáo hội cũng đã khích lệ tinh thần hiệp nhất giữa Tin Lành và Công Giáo: Cách đây không lâu, ở Âu châu, Giáo hội Tin Lành Luther và Giáo hội Công Giáo đã có một buổi hội thảo và đưa ra Tuyên ngôn về giáo lý “Xưng công chính bởi đức tin.” Mới đây, ngày 31/10/2016, Đức Giáo hoàng Francis cũng đã tham dự lễ kỷ niệm 500 cải chánh Giáo hội tại nhà thờ Tin Lành Lund ở Thụy Điển. Những sự kiện này cho thấy tác dụng tốt của cuộc cải chánh Giáo hội và đem hai Giáo hội Công Giáo và Tin Lành ngày càng gần nhau hơn với tinh thần hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ.
Kỷ niệm 500 cải chánh, chúng ta khao khát Hội Thánh Chúa được phấn hưng, đổi mới bởi Thánh Linh và Lời Chúa, vương quốc Chúa được mở rộng.
Cuối cùng, có thể coi cuộc cải cách Giáo hội thế kỷ 16 cũng là cuộc phục hưng của Cơ Đốc giáo đem Hội Thánh trở về với Lời Đức Chúa Trời. Nó cũng dẫn đến tinh thần Phục hưng tâm linh và phát triển Hội Thánh qua những phong trào truyền giáo thế giới hết sức ấn tượng với William Carey tại Ấn Độ, David Livingstone ở Phi châu, David Brainerd ở Nam Mỹ…
Với cuộc cải chánh Giáo hội, Cơ Đốc giáo cũng đã tạo nên sự thay đổi lớn lao, sâu sắc về văn hóa, xã hội hơn bất kỳ phong trào nào trong lịch sử thế giới: Cùng với sự phát triển truyền giáo mở rộng vương quốc Đức Chúa Trời, nhiều học viện, đại học, bệnh viện được các Cơ Đốc nhân thiết lập, phong trào giải phóng nô lệ, giải phóng phụ nữ, những tổ chức từ thiện Cơ Đốc… đã đem luồng sinh mới cho xã hội con người.
Kỷ niệm cuộc Cải chánh Giáo hội là dịp để Hội Thánh và con dân Chúa ngày nay xem xét lại chính mình, có điều gì sai trật với nền tảng Kinh Thánh không, có sống bởi đức tin và đối xử với nhau bằng tình yêu và ân điển của Chúa không, có tôn Chúa Giê-xu làm chủ đời sống mình không và có sống vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không.
Trong tinh thần hướng về Ngày kỷ niệm cuộc cải chánh Giáo hội, cầu xin Chúa Thánh Linh hành động một cách mạnh mẽ trên Hội Thánh và tất cả con dân Ngài, khiến chúng ta khao khát được phục hưng và đổi mới tâm linh, nóng cháy trong việc rao truyền Phúc âm mở rộng vương quốc Chúa trên quê hương yêu dấu của chúng ta!
Soli Deo Gloria!
 Ms Trịnh Phan
 Tháng 10/2017


Thông Báo Về Di Chuyển Và Gởi Xe (28/10/2017)

HTTLVN.ORG – Để thuận lợi cho công tác tổ chức khi tham dự chương trình Lễ Cung hiến VTKTH và Lễ Kỷ niệm 500 năm ngày cải chánh Giáo Hội. Ban An sinh – Trật tự xin thông báo đến quý tôi con Chúa một số điều cần lưu ý trong việc di chuyển và gởi xe như sau:
  1. Các phương tiện giao thông không được đi vào Viện Thánh Kinh Thần Học (VTKTH), người tham dự Lễ sẽ đi bộ từ đường Bình Trưng (Trường Cao đẳng nghề quận 2) vào VTH.
  2. Quý tôi con Chúa đi xe gắn máy, vui lòng gửi xe tại Trường Cao đẳng nghề (Đối diện Bệnh viện quận 2).
  3.  Quý tôi con Chúa đi xe 4 bánh trở lên, vui lòng có tài xế để tự bảo quản xe và đậu xe dọc các đường xung quanh trong trường hợp bãi xe tại Trường Cao đẳng nghề bị quá tải (BTC đã nhờ các Cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các xe tham dự kỳ Lễ được đậu dọc theo các tuyến đường xung quanh VTKTH).
  4. Tất cả các địa điểm giữ xe, đường dẫn vào VTH… đều được các sinh viên Thần học (Mặc đồng phục) hướng dẫn.
  5. Vì số lượng tham dự quá đông và nhiều thành phần, để không có gì đáng tiếc xảy ra vì mất mát xin quý tôi con Chúa gìn giữ tài sản cá nhân cách cẩn thận.
Kính thông báo
Ban An sinh – Trật tự


Công Tác Chuẩn Bị Cho Lễ Cung Hiến Nhà Thờ VTKTH (28/10/2017)

HTTLVN.ORG – Ban Biên tập Phòng Truyền Thông TLH xin gởi đến quí con dân Chúa những hình ảnh của việc chuẩn bị cho Lễ Cung hiến Nhà thờ Viện Thánh Kinh Thần Học và Kỷ niệm 500 năm Ngày Cải chánh Giáo Hội trong sáng ngày 28/10/2017.
Xin tôi con Chúa khắp nơi thêm lời cầu nguyện để chương trình diễn ra theo Thánh ý Chúa.
BBT

Đường vào Viện Thánh Kinh Thần Học
Dọc đường đều có treo pano
Trước cổng Viện Thánh Kinh Thần Học
Quang cảnh trước Nhà thờ Viện Thánh Kinh Thần Học
Phòng Triển lãm 500 năm Ngày Cải chánh Giáo Hội
Bên trong Nhà thờ Viện
Phòng nhóm phụ
 
Phòng triển lãm nhìn từ bên ngoài
Dọn dẹp tầng hầm để làm nơi nhóm
Chuẩn bị khu ẩm thực
Vận chuyển ghế ngồi


Thông Công Phụ Nữ Tại HTTL Bình Trị Đông (22/10/2017)

HTTLVN.ORG – Vào lúc 13g30 Chúa nhật 22/10/2017, Ban Phụ nữ HTTL Bình Trị Đông – Tp. HCM đã tổ chức chương trình bồi linh, thông công các Ban Phụ nữ khác với chủ đề Lớn Lên Trong Chúa, Kinh Thánh: Ê-phê-sô 4:15b.
Chương trình có sự tham dự của Ban Phụ nữ các Hội Thánh như: Tân Phú, Thủ Đức; Thông Tây Hội, Phú Lâm, Trương Minh Giảng, Tôn Thất Thuyết và Bình Trị Đông với số lượng khoảng 250 người. MS Nguyễn Hồng Khanh – Quản nhiệm Hội Thánh Bình Trị Đông – cầu nguyện dâng chương trình lên cho Chúa. Lần lượt các Ban Phụ nữ giới thiệu về sinh hoạt của ban và góp phần tôn vinh Chúa trong chương trình.
Phu nhân Mục sư Phan Quang Thiệu, diễn giả của chương trình đã chia sẻ Lời Chúa với chủ đề nêu trên qua các điều: (1) Lớn lên trong sự hiểu biết (2) Lớn lên trong tình yêu thương (3) Lớn lên trong Đấng Christ (4) Lớn lên trong sự cộng tác với nhau. Lời Chúa khích lệ quý bà, quý cô và thúc giục mỗi người nhờ cậy Chúa mỗi ngày hầu sống lớn lên trong Chúa và kết quả cho công việc nhà Ngài. Thay cho các Ban phụ nữ tham dự, phu nhân Mục sư Lê Đình Hiên cầu nguyện đáp ứng theo bài học.
Chương trình còn có phần Đố Kinh Thánh do phu nhân Mục sư Nguyễn Hồng Khanh phụ trách, các Ban Phụ nữ ai nấy đều hưởng ứng cách nhiệt tình.
Chương trình được kết thúc sau lời chúc phước của Mục sư Nguyễn Hồng khanh, quý chị em có thì giờ thông công với nhau qua bữa tiệc và chia tay trong sự lưu luyến, luôn nhớ đến nhau và cầu nguyện cho nhau.
CTV. MS Nguyễn Hồng Khanh

Quang cảnh buổi bồi linh thông công

Diễn giả: Phu nhân MS Phan Quang Thiệu

Ban Phụ nữ HT Bình Trị Đông

Ban Phụ nữ HT Tân Phú

Ban Phụ nữ HT Thủ Đức

Ban Phụ nữ HT Thông Tây Hội

Ban Phụ nữ HT Phú Lâm

Ban Phụ nữ HT Tôn Thất Thuyết

Quà lưu niệm

MS Nguyễn Hồng Khanh chúc phước


Lễ Công Bố Thành Lập Chi Hội Và Bổ Nhiệm Quản Nhiệm HT Bình Tân (21/10/2017)

HTTLVN.ORG – Cảm tạ Chúa sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Điểm Nhóm Bình Tân thuộc Chi hội Phú Thọ Hòa đã được công nhận Chi Hội tự dưỡng trực thuộc Tổng Liên Hội HTTL Việt Nam.
Vào lúc 8g30’ ngày 21/10/2017 tại nhà thờ Tin Lành Bình Tân (số 15, đường 10, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. HCM) đã diễn ra Lễ Công bố thành lập Chi Hội và Bổ nhiệm MsNc Nguyễn Thế Vinh làm Quản nhiệm HTTL Bình Tân.
MsNc Võ Hoàng Sinh Nhựt hướng dẫn hội chúng bước vào sự thờ phượng Chúa. Mục sư Nguyễn Thế Hiển – UV TLH – giảng sứ điệp: Tấn Tới Trong Thiên Chức, Kinh Thánh: I Ti-mô-thê 4:11-16; câu gốc: “Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con” (I Ti-mô-thê 4:15). Mục sư Nguyễn Hồng Khanh cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa.
Mục sư Nguyễn Thế Hiển công bố quyết định thành lập Chi Hội Bình Tân và tiến hành nghi thức bổ nhiệm MsNc Nguyễn Thế Vinh làm Quản nhiệm HTTL Bình Tân.
Sau khi Ban Chấp sự HTTL Bình Tân hoan nghênh Tân Quản nhiệm Hội Thánh, MsNc Nguyễn Thế Vinh bày tỏ tâm chí hết lòng hợp tác với Hội Thánh để gây dựng và phát triển Hội Thánh của Chúa tại Bình Tân.
Chương trình kết thúc vào lúc 10g50’ cùng ngày sau lời chúc phước của Mục sư Trần Thanh Dũng.
CTV. Phước Lành
Hình ảnh: Kenny Nguyễn



Quang cảnh chương trình




MS Nguyễn Thế Hiển giảng Lời Chúa




Cầu nguyện cho Tân Quản nhiệm




Quý đầy tớ Chúa ngợi khen Chúa




Ban Chấp sự Hội Thánh hoan nghênh Tân Quản nhiệm




MsNc Nguyễn Thế Vinh bày tỏ tâm chí


Bồi Dưỡng Cho Phu Nhân Các Đầy Tớ Chúa Tại Lâm Đồng (17-19/10/2017)

HTTLVN.ORG – Nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác phục vụ Chúa có kết quả, cần trang bị về phương pháp học Kinh Thánh và cách soạn một bài chia sẻ. Ban Điều hành Phụ nữ Tin Lành tỉnh Lâm Đồng tổ chức chương trình Bồi dưỡng, tập huấn cho các Phu nhân Mục sư, Truyền đạo trong tỉnh.
Chương trình khai mạc vào lúc 13 giờ 30 từ ngày 17/10 đến ngày 19/10/2017 tại nhà thờ Tin Lành Đà Lạt. Có khoảng 60 Phu nhân Mục sư, Truyền đạo tham dự. Diễn giả chương trình: Quả phụ Mục sư Phạm Xuân Thiều, Phu nhân Mục sư Trần Ngọc Dư, bên cạnh đó có Bác sĩ Nữ Hằng hướng dẫn về sức khoẻ nữ giới.
Cảm ơn Chúa chương trình bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày thật tốt đẹp đem lại nhiều ích lợi cho các Phu nhân Mục sư, Truyền đạo, hy vọng sẽ thực hiện việc chia sẻ Lời Chúa với sinh hoạt của các ban ngành đem lại nhiều lợi ích gây dựng về đời sống tâm linh.
Chương trình khép lại vào lúc 17 giờ ngày 19/10/2017. Sau lời cầu nguyện của Mục sư Bùi Phụng.
Tạ ơn Chúa nhân cơ hội nầy, vào lúc 8 giờ 30 ngày 20/10/2017. Ban Điều hành Phụ nữ tổ chức Bồi linh thông công cho Phụ nữ trong tỉnh tại nhà thờ Đà Lạt. Diễn giả chương trình là Phu nhân của Mục sư Phan Quang Thiệu và Phu nhân của Mục sư Nguyễn Đình Tín. Với khoảng 2800 phụ nữ trong tỉnh về dự.
Buổi sáng, các ban hát phụ nữ của các khu vực góp phần ca ngợi Chúa. Phu nhân Mục sư Phan Quang Thiệu chia sẻ Lời Chúa với đề tài: “Điều Chúa muốn” dựa trên phần Kinh Thánh nền tảng (Mi chê 6: 6- 8).
Buổi chiều chương trình được bắt đầu vào lúc 13 giờ. Có nhiều ban hát Phụ nữ trong khu vực lần lượt góp phần ca ngợi Chúa. Phu nhân Mục sư Phan Quang Thiệu tiếp tục chia sẻ Lời Chúa qua đề tài: “Lời cầu xin bởi đức tin”. Câu Kinh Thánh căn bản: “Ngài bèn phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi có đức tin lớn, việc phải xảy ra theo ý ngươi muốn” (Ma thi ơ 15: 28), khích lệ phụ nữ 3 điều: Đức tin trong sự nhận biết Chúa, đức tin tôn thờ Chúa và đức tin tăng trưởng vững vàng không hề lay chuyển. Kế đến, Phu nhân Mục sư Nguyễn Đình Tín hướng dẫn nuôi dạy con theo ý Chúa.
Chương trình khép lại vào lúc 16 giờ cùng ngày, sau lời chúc phước của Mục sư Bùi Phụng. Một ngày thật phước hạnh, chị em phụ nữ chia tay ra về trong niềm vui và sự thoả lòng.
TTV. Mục sư Võ Đông Tiên

Phu nhân Mục sư Bùi Phụng giới thiệu và chào mừng

Ban hát Phu nhân Mục sư, Truyền đạo

Quang cảnh bên trong nhà thờ
 Quang cảnh phòng nhóm phụ
 Quang cảnh phòng nhóm phụ
 Các ban hát góp phần ca ngợi Chúa
 Phu nhân Mục sư Phan Quang Thiệu chia sẻ Lời Chúa
 Phu nhân Mục sư Nguyễn Đình Tín hướng dẫn cách nuôi dạy con
 Mục sư Bùi Phụng chúc phước


HTTL Gia Ray Kỷ Niệm 50 Năm Thành Lập Hội Thánh (20/10/2017)

HTTLVN.ORG – Sáng ngày 20/10/2017, tại nhà thờ Tin Lành Gia Ray – tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Lễ Cảm tạ Chúa và Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Thánh với chủ đề “Nức Tiếng Tạ Ơn”, câu gốc “Hầu cho nức tiếng tạ ơn, và thuật các công việc lạ lùng của Chúa” (Thi Thiên 26:7).
Hiện diện trong buổi lễ có Mục sư Thái Phước Trường – Hội trưởng, diễn giả của buổi lễ; Mục sư Nguyễn Tờn – Ủy viên Tổng Liên Hội, Mục vụ tỉnh Đồng Nai; Ban Đại Diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai; Đại diện chính quyền sở tại: huyện Xuân Lộc, xã Xuân Trường và ấp Gia Hòa; cùng với hơn 500 tôi con Chúa các nơi về tham dự.
Lễ Cảm tạ diễn ra thật long trọng trong tinh thần hướng về Đức Chúa Trời với lòng tạ ơn Chúa, ôn lại những các công việc lạ lùng mà Chúa đã thực hiện trên Hội Thánh Gia Ray trong suốt 50 năm qua và cùng lắng nghe sứ điệp cảm tạ qua Mục sư Hội trưởng với chủ đề “Nức Tiếng Tạ Ơn”.
Nhân dịp nầy, Hội Thánh cũng bày tỏ lòng tri ân quý tôi con Chúa đã góp phần với Hội Thánh trong suốt 50 năm qua.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phước hạnh. Từ đây, tôi con Chúa tại Hội Thánh Gia Ray sẽ viết tiếp những trang sử mới với niềm khát khao Đức Chúa Trời tiếp tục tuôn đổ những ơn lành của Ngài trên Hội Thánh trong tương lai.
LƯỢC SỬ HỘI THÁNH TIN LÀNH GIA RAY
Gia Ray là vùng đất thuộc khu vực núi Chứa Chan – Xuân Lộc nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nơi đây tập trung nhiều người sắc tộc Chơ Ro (Chrau Jro) sinh sống. Đức Chúa Trời đã yêu thương những con người tại vùng đất nầy nên đầu những năm 1960, Tin Lành đã được truyền đến nơi đây.
  1. Những hạt giống đầu tiên (1962-1963)
Năm 1962, thanh niên Điểu Văn Một trong khi từ Gia Ray đi làm ăn tại Túc Trưng (Định Quán, Đồng Nai) đã tiếp nhận Chúa tại Hội Thánh Tin Lành Túc Trưng.
Năm 1963, anh Điểu Văn Một trở về Gia Ray với mục đích đem Tin Lành cứu rỗi cho người thân và đồng bào tại quê hương mình. Tháng 9 năm đó, cũng tại Gia Ray một thiếu niên tên là Yôl (Nhu Siol) đã tiếp nhận Chúa bởi một người đi bán sách Tin Lành trong làng.
Trong thời gian nầy, có khoảng 10 người tin Chúa qua công tác chứng đạo của thanh niên Điểu Văn Một kết hợp với nhân sự Hội Thánh Túc Trưng là hai ông Điểu Bết và Điểu Cập. Ngoài ra, có gia đình ông Ba Lòm là tín hữu thuộc Hội Thánh Long Khánh trong khi hành nghề hớt tóc tại Gia Ray đã góp phần tập hát Thánh Ca cho thiếu nhi.
  1. Giai đoạn sơ khai (1964-1965)
Năm 1964, Địa hạt Đông Nam phần bổ nhiệm cán sự truyền giáo Điểu Văn Một làm chủ tọa Hội Thánh Tin Lành Gia Ray. Hội Thánh nhóm lại tại nhà ông Văn Thiệp (thân sinh của thanh niên Điểu Văn Một).
Cuối năm 1965, gia đình ông Văn Thiệp tản cư qua Ôn Cung (Xuân Phú ngày nay) sinh sống, sự nhóm lại tại nhà ông Văn Thiệp bị gián đoạn. Tuy nhiên, tại Ôn Cung cả đại gia đình ông Văn Thiệp đều tin Chúa tất cả là 35 người.
Năm 1966, cả gia đình ông Văn Thiệp mỗi sáng Chúa nhật thuê xe lam từ Ôn Cung đến nhóm tại Hội Thánh Long Khánh trong vòng nửa năm đầu. Sau đó, Truyền đạo Trần Bá Thành – chủ tọa Hội Thánh Long Khánh đã tổ chức nhóm lại tại Ôn Cung vào mỗi chiều Chúa nhật và giao cho Thầy Điểu Một coi sóc. Mỗi tháng một lần, hai Chấp sự Hội Thánh Long Khánh là ông Chín Nhạn và ông Mười đã đến hỗ trợ Thầy Điểu Văn Một trong công tác chứng đạo. Dù gặp nhiều khó khăn, chống đối, thậm chí nguy hiểm tính mạng nhưng Chúa ban ơn công việc Chúa đạt nhiều kết quả với 47 người tin Chúa tại Ôn Cung.
  1. Giai đoạn ổn định (1966-1968)
Cuối năm 1966, cả gia đình ông Văn Thiệp và một số tín hữu trở về Gia Ray, sự nhóm lại tại nhà ông Văn Thiệp được khôi phục. Hội Thánh tiếp tục có thêm người tin nhận Chúa.
Đầu năm 1967, Hội Thánh người Chơ Ro chính thức được thành lập lấy tên là Hội Thánh Tin Lành Gia Ray. Đây là cột mốc đánh dấu sự thành lập Hội Thánh.
Tháng 9/1967, Truyền đạo Trần Bá Thành – chủ tọa Hội Thánh Long Khánh đã tiến hành xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên bằng gỗ, mái tole và tư thất đầu tiên bằng tre, mái tranh. Lúc nầy có thêm những tín hữu người Kinh cùng nhóm lại với Hội Thánh nâng tổng số thuộc viên Hội Thánh lên 65 người.
Thầy Điểu Văn Một tiếp tục chủ tọa Hội Thánh cùng với sự cộng tác của Ban Chấp sự đầu tiên gồm 3 thành viên: ông Văn Nhuận (thân sinh Mục sư Nhu Siol), ông Văn Yên và bà Thị Độ.
Sau khi việc xây dựng nhà thờ hoàn tất, một ngôi trường tiểu học Tin Lành cũng đã được dựng lên để những thiếu nhi trong khu vực nầy có cơ hội đến trường. Song song với việc dạy chữ, nhà trường còn dạy giáo lý cho các em.
  1. Giai đoạn duy trì (1969-1975)
Năm 1969, Thầy Điểu Văn Một được về học Lời Chúa tại Thần Học Viện Nha Trang.
Năm 1969-1971, Truyền đạo sinh Phạm Xuân Bahnar Trung được bổ nhiệm đến chủ tọa Hội Thánh. Công việc Chúa tiếp tục được mở mang nhiều phương diện với số tín hữu là 73 người. Trong giai đoạn nầy, Chúa thăm viếng và dấy lên nhiều thanh niên người Chơ Ro dâng mình học Lời Chúa tại Thần Học Viện Nha Trang như: Điểu Thời, Nhu Siol (Hội Thánh Gia Ray) và Điểu Văn Đặng, Điểu Lăng, Điểu Văn Nhậu, Điểu Tre (Hội Thánh Túc Trưng)… Về sau, các vị nầy hầu hết đều là Mục sư của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Năm 1971-1972, Truyền đạo sinh Nguyễn Tài Trúc được bổ nhiệm đến chủ tọa Hội Thánh. Công việc Chúa tiếp tục được gây dựng và phát triển với số tín hữu là 97 người.
Năm 1972, Truyền đạo sinh Vũ Đình Khương được bổ nhiệm đến chủ tọa Hội Thánh và ông hầu việc Chúa với Hội Thánh chỉ được ba tháng. Sau đó Hội Thánh khuyết chủ tọa nên Ban Chấp sự phải đứng ra điều hành Hội Thánh.
Năm 1973-1974, Truyền đạo sinh Điểu Lăng được bổ nhiệm đến chủ tọa Hội Thánh. Giai đoạn nầy, chủ tọa và Ban Chấp sự quyết định tái lập điểm nhóm tại Ôn Cung (Xuân Phú ngày nay) với sự hỗ trợ của Mục sư Lương Văn Sấm – chủ tọa Hội Thánh Long Khánh.
Năm 1974, Truyền đạo sinh Điểu Văn Đặng được bổ nhiệm đến chủ tọa Hội Thánh. Trong giai đoạn nầy, Hội Thánh chuẩn bị dời nhà thờ đến địa điểm mới, là vị trí hiện nay.
  1. Giai đoạn phát triển (1975-nay)
Sau năm 1975, khi chưa thể di dời nhà thờ đến địa địa điểm mới, Hội Thánh nhóm tạm tại một căn nhà tranh vách nứa nhỏ hẹp. Đến năm 1979, chính quyền huyện Xuân Lộc mới cho phép Hội Thánh Gia Ray dời nhà thờ về địa điểm mới.
Năm 1979-1991, Truyền đạo Điểu Văn Đặng cùng Ban Chấp sự tập trung gây dựng đời sống tâm linh con cái Chúa và chứng đạo tại các vùng phụ cận như Xuân Thọ (Bảo Chánh).
Trong giai đoạn nầy, có các đầy tớ Chúa góp phần hầu việc Chúa với Hội Thánh như: Truyền đạo Nguyễn Hữu Bình (nay là Mục sư Phó Hội trưởng Tổng Liên Hội) từ tháng 3/1982 cho đến cuối năm 1983, Truyền đạo Nhu Siol (nay là Mục sư Trưởng Ban Đại Diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai) từ cuối năm 1982 đến năm 1990.
Năm 1991, khi ngôi nhà thờ cũ bằng gỗ xuống cấp trầm trọng, Hội Thánh cầu nguyện và cổ động tài chánh xây dựng nhà thờ. Chỉ sau 5 tháng, ngôi nhà thờ mới được xây dựng và Hội Thánh tổ chức Lễ Cung hiến trong năm 1991 với sự hiện diện của Mục sư Đoàn Văn Miêng – Phó Hội trưởng Tổng Liên Hội, các thành viên Địa hạt Đông Nam Bộ cùng đông đảo tôi con Chúa.
Các Ban ngành lần lượt được thành lập đáp ứng nhu cầu của Hội Thánh. Các điểm nhóm cũng lần lượt được thành lập và sinh hoạt ổn định: Xuân Thọ (thành lập năm 1984, nay là Chi hội Xuân Thọ), Xuân Phú (tái lập năm 1993), Trà Tân (thành lập năm 1993), Suối Cao (thành lập năm 1998), Xuân Bắc (thành lập năm 2002), và Xuân Hòa (thành lập năm 2004).
Để đáp ứng nhu cầu công việc Chúa, các đầy tớ Chúa được bổ nhiệm Phụ tá Quản nhiệm Hội Thánh gồm có Mục sư Nhiệm chức Văn Ninh (từ năm 2011 đến nay) và Mục sư Nhiệm chức Nguyễn Kỳ Long (từ năm 2014 đến nay).
Hội Thánh ngày càng phát triển, số tín hữu ngày càng tăng nên ngôi nhà thờ được xây dựng năm 1991 trở nên chật chội, không đủ chỗ ngồi.
Ngày 04/9/2012, Hội Thánh tổ chức Lễ Khởi công xây dựng nhà thờ mới và hoàn tất vào ngày 10/11/2013. Lễ Cung hiến nhà thờ mới được cử hành cách trọng thể vào sáng ngày 22/4/2015 với sự hiện diện của Mục sư Phan Vĩnh Cự – Hội trưởng Tổng Liên Hội (nay là Mục sư Phó Hội trưởng I), Mục sư Nguyễn Tờn – Ủy viên Tổng Liên Hội, Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai cùng đông đảo tôi con Chúa.
Sau hơn 40 năm hầu việc Chúa với chức vụ Quản nhiệm Hội Thánh, Mục sư Điểu Văn Đặng được Tổng Liên Hội chấp thuận cho hưu trí từ ngày 14/01/2016.
Ngày 26/5/2016, Mục sư Nhiệm chức Điểu Văn Trung được bổ nhiệm đến Quản nhiệm Hội Thánh.
Ngày 29/9/2017, Hội Thánh Tin Lành Gia Ray được Tổng Liên Hội công nhận Chi hội tự lập, đánh dấu 50 hình thành và phát triển Hội Thánh.
Nửa thế kỷ trước, Hội Thánh Tin Lành Gia Ray từng bước hình thành với dấu ấn công khó của Thầy Điểu Văn Một. Hôm nay, Hội Thánh kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển trong nhiệm kỳ Quản nhiệm của Mục sư Nhiệm chức Điểu Văn Trung, chính là con trai cả của Thầy Điểu Văn Một. Hướng về tương lai, Hội Thánh tiếp tục nối tiếp sự nghiệp của tiền nhân mà bước đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh hầu thấy một viễn cảnh tốt đẹp, vinh hiển Chúa ban cho Hội Thánh Ngài.
Theo ‘Kỷ yếu 50 năm thành lập Hội Thánh Gia Ray (1967-2017)
TTV. Tường Quang

Nhà thờ Tin Lành Gia Ray trong ngày Lễ Cảm tạ

Quang cảnh bên trong

Quang cảnh bên ngoài

MsNc Nguyễn Kỳ Long hướng dẫn chương trình

MsNc Điểu Văn Trung – Quản nhiệm Hội Thánh chào mừng

Mục sư Nguyễn Tờn cầu nguyện khai lễ

Ban hát Hội Thánh tôn vinh Chúa

Ban hát Thiếu nhi tôn vinh Chúa

Mục sư Hội trưởng giảng Lời Chúa

Mục sư Nhu Siol cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa

Đại diện Tổng Liên Hội chúc mừng

Đại diện Chính quyền chúc mừng

Hội Thánh tri ân quý đầy tớ Chúa

Mục sư Hội trưởng chúc phước