Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

NĂM MỚI ƯỚC GÌ? XIN GÌ? - MS Huỳnh Minh Tuấn (25/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Thư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Bà Giáo Sĩ Astrd Cathey (24/02/2018)



Thư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Cụ Ông Giáo Sĩ John Fitzstevens (24/02/2018)



GIẢI BÓNG ĐÁ; TRÁNG NIÊN, THANH NIÊN, THIẾU NIÊN

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HTTLVN (Miền Bắc) Mục sư Tiến sĩ Billy Graham Nghỉ Yên Trong Chúa (21/02/2018)

Trân trọng kính báo tới quý tôi, con Chúa cộng đồng Tin lành Việt Nam khắp nơi trên thế giới:
Mục sư Tiến sĩ Billy Graham (1918-2018) là nhà truyền bá Phúc Âm (Evangelist) có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỉ XX. Ông là người đầu tiên đã vận dụng truyền hình để truyền giảng Tin Lành.
Mục sư Billy Graham đã mang thông điệp Cơ đốc đến cho lượng người nghe đông đảo hơn bất kỳ ai khác từng sống trên đất này.
Mục sư Billy Graham cũng là một người bạn tâm giao của các đời tổng thống Mỹ, từ Harry Truman đến Barack Obama, một người hướng dẫn cho nhiều thế hệ các nhà truyền giáo người Mỹ, và đồng thời ông là một nhà truyền giáo giúp hàng triệu người trở thành Cơ Đốc nhân. Ông đã nghỉ yên trong Chúa, vào thứ Tư, ngày 21/02/2018, tại nhà riêng ở Montreat, Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Jeremy Blume cho biết: "Mục sư Graham qua đời tại nhà ông ở Montreat, Bắc Carolina".
Thành kính phân ưu cùng Mục sư Tiến sĩ Franklin Graham cùng toàn thể tang quyến. Cầu xin Chúa ban phước trên tang lễ cùng yên ủi tang gia.

Trân trọng!

BBT


HTTLVN (Miền Bắc) Thư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Cố Mục sư Giáo sĩ Tôn Thất Bình (20/02/2018)




Học Cách Thuận Phục Khi Đức Chúa Trời Khước Từ (20/02/2018)

Ann Swindell 
Có một hiện thực đầy đau đớn chiếm hữu trong tâm trí khi tôi còn trên ghế đại học. Đó là không phải lúc nào Đức Chúa Trời cũng ban sự chữa lành và sự trọn vẹn trong cuộc sống. Tôi đã phải tranh đấu với một niềm tin quả quyết rằng Chúa sẽ chữa lành bệnh cho tôi ngay tức thì – vì đó là một chuyện không khó đối với Ngài – và, thực tế thì Ngài đã không làm điều này cho tôi.
Khi bước chân vào đại học, tôi vẫn phải khổ sở với hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) của mình, kéo dài đã hàng chục năm nay. Tôi bức lông mi và lông mày của mình hàng ngày cho dù tôi thật sự rất ghét và muốn từ bỏ nó. Một cách lý trí, bộ não luôn điều khiển tôi phải làm điều này và nó có nghĩa rằng tôi không thể tự chữa cho mình. Bởi vì việc “không được lành bệnh” trong khi vẫn thiết tha cầu xin sự chữa lành, tôi có cảm giác Đức Chúa Trời dường như đang im lặng và quá xa cách.
Có một lần, khi đang trong tâm trạng thất vọng cùng cực đối với Đức Chúa Trời, tôi bước đến phòng cầu nguyện trong khu học xá. Tôi đã tuôn những lời giận dữ đầy khiếm nhã của mình lên những trang nhật kí được viết bằng nét mực đen. Tôi bảo rằng Chúa quá ích kỷ, lạnh lùng, xa cách và dường như là bất toàn khi giải quyết mọi nan đề. Tôi đã ngồi thừ ra đó với những sợi lông mi rụng vương vãi khắp trang giấy – cùng với một cảm giác ê chề rằng chúng sẽ không còn được mọc lại.
Những giọt nước mắt tuôn ra thật sự không có gì là mới mẻ, nhưng lần này có một cảm giác khác lạ. Tôi khóc và không ngừng kêu cầu với Chúa rằng: “Chúa ơi, tại sao? Tại sao Ngài không chữa lành cho con? Con đã bỏ ra hằng giờ cầu nguyện và kêu cầu cùng Ngài, thậm chí đã kiêng ăn ngày này qua tháng nọ. Còn điều gì nữa mà con chưa làm, thưa Chúa?” Và tôi cũng đã tự trả lời cho mình rằng: “Không. Tôi không làm gì sai cả! Nhưng tình trạng của tôi lại cứ tệ hơn bao giờ hết!”
Tôi đã toan đẩy Ngài ra khỏi cuộc đời của mình – chính là Đấng mà tôi tin đang hiện diện ở khắp mọi nơi – và muốn chạy trốn khỏi Ngài. Tôi dần thấm thía với những nỗi cay đắng mà con người phải chịu, và đó chính là mầm mống đẩy họ đến sự hoài nghi và mất lòng tin. Thật ra, tôi cũng chẳng hãnh diện gì với sự cay đắng và thái độ mà tôi đối với Chúa lúc đó. Nhưng có một điều không thể chối cãi: tôi cảm thấy oán giận. Và tôi thật sự bị tổn thương.
Lựa chọn sự chống cự
Khi chúng ta van nài khẩn cầu Chúa, nhưng Ngài vẫn không giúp chúng ta thay đổi hoàn cảnh. Lúc đó, chúng ta chỉ còn có hai cách: hoặc là chống cự hoặc là thuận phục. Sự chống cự đẩy chúng ta ngồi lên chiếc ghế của sự đoán xét. Chúng ta công bố những điều Ngài phải thực hiện cho chúng ta. Chúng ta tỏ ra bực bội khi Ngài không đáp ứng những gì như chúng ta mong đợi và còn lạnh lùng chỉ thẳng vào Ngài với lời tuyên bố rằng Ngài đã sai.
Thật ra, sự thành thật với Chúa là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ rệt giữa một sự thành thật thuận phục với một sự thành thật đầy hằn học và oán giận. Một sự thành thật thuận phục đến với Chúa bằng đầu gối, dốc đổ nước mắt với một sự hạ mình và tin cậy. Ngược lại, sự thành thật đầy hằn học và oán giận đến với Chúa bằng những cái chỉ tay đầy trách móc. Khi sự thành thật của chúng ta biến thành hằn học và oán giận, chúng ta sẽ trở nên cay đắng. Chúng ta chỉ trích và quay lưng với Ngài. Khi ấy, vô hình trung chúng ta đã khước từ chính nguồn của sự an ủi mà chúng ta đang cần đến.
Lựa chọn sự vâng phục
Sự lựa chọn thứ hai là vâng phục. Điều này có nghĩa là chúng sẽ chấp nhận, ngay cả khi chúng ta chưa hiểu rõ về Ngài một cách tường tận. Sự lựa chọn này thật không dễ dàng một chút nào. Nhưng đây là một sự lựa chọn hợp lý duy nhất nếu chúng ta muốn tiếp tục bước đi với Đấng Christ.
Trong ơn thương xót, Đức Chúa Trời đã kéo tôi trở về từ vực thẳm hiểm nguy của sự chống cự đầy ngạo mạn. Qua từng bước nhỏ tập tành học cách thuận phục, Chúa đã nhắc nhở tôi về chân lý và sự tốt lành của Ngài. Chúa đã làm lòng tôi trở nên mềm mại qua hai cách. Đầu tiên là qua một người phụ nữ tên Nita, vợ của một vị giáo sư. Mỗi tháng hai lần, cô gặp tôi để tâm vấn trò chuyện về bước đường theo Chúa của tôi, để thảo luận lời Chúa, và để cùng nhau cầu nguyện. Có một buổi chiều nọ, trong lúc đang nói chuyện với cô, tôi đã không kiềm chế được lòng mình. Sự giận dữ, thất vọng và lòng tổn thương trong tôi dâng trào, và tôi bắt đầu khóc ngay tại bàn ăn đó. Những gì tôi nhớ nhất không phải là những gì cô Nita nói, mà là điều cô đã làm cho tôi. Cô đã choàng tay qua tôi, và cùng khóc với tôi. Cô đã không trừng phạt hoặc khiển trách tôi ngay lúc đó. Đôi bàn tay cùng với sự im lặng của cô đã đem lại cho tôi một cảm giác rằng những cảm xúc của tôi được cảm thông và chia sẻ. Cô không buộc tôi phải lẫn trốn hoàn cảnh mà tôi đang đối diện mà thay vào đó hãy là chính mình trong mọi hoàn cảnh. Khi trò chuyện, giọng nói của cô tựa như giai điệu của chiếc đàn violin, trầm bổng với những cảm xúc nhưng đầy sức thuyết phục. “Ann, chúng ta không phải lúc nào cũng hiểu tường tận những điều Đức Chúa Trời chấp nhận và khước từ. Nhưng có một điều – hãy luôn hiểu một cách thấu đáo – Ngài yêu chúng ta vô cùng.”
Tôi tiếp lời: “Điều này chỉ làm cho sự khước từ của Ngài trở nên khó hiểu hơn mà thôi. Thật sự con không thể nào cảm nhận được tình yêu của Chúa khi Ngài từ chối lời cầu xin của con.”
“Cô hiểu mà, Ann. Cô cũng đã từng trong hoàn cảnh của con.”
Rồi cô kể cho tôi nghe về những mất mát mà cô đã chịu đựng, sự đau khổ mà cô đã phải vượt qua, và tôi đã hiểu rằng tại sao cô đã đồng cảm cho hoàn cảnh của tôi. Ánh mắt của cô trở nên rực sáng, cô dừng lại một lát để lấy hơi rồi tiếp tục. “Nhưng ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ?” (Rô-ma 8:35).
Tôi gật gù: “Không có điều gì cô ạ!”
Giọng nói của tôi trở nên thì thầm hơn: “Thật vậy, không có điều nào và không ai có thể.” Thậm chí ngay cả khi Ngài khước từ lời cầu xin của chúng ta. Sự tử tế và lời nói chân thật của cô Nita đã đem lại phước hạnh thật sự cho tôi. Cô đã chỉ dạy lời Chúa và đem đến cho tôi một sự đồng cảm sâu sắc. Ngay chính ngày hôm đó, qua cô Nita, Đức Chúa Trời đã bắt đầu chữa lành những tổn thương và sự thất vọng trong tôi.
Kế tiếp, tấm lòng bất an của tôi được chữa lành và xoa dịu khi tôi bắt đầu thuận phục suy gẫm lời Chúa và dành thời gian để tương giao với Ngài. Tôi được gặp gỡ Đấng Christ một cách riêng tư, và lòng tôi trở nên mềm mại hơn. Qua việc học biết những câu chuyện trong Kinh Thánh về những tấm gương của sự tin cậy và vâng lời, tôi đã thật sự tin cậy vào sự tể trị toàn năng của Đức Chúa Trời trên đời sống của mình, ngay cả những lúc chưa hiểu tường tận về những điều Ngài làm. Và, khi dốc đổ lòng mình với Chúa một cách thành thật và hạ mình trong lời cầu nguyện, tôi đã nếm trãi được sự an ủi và tình yêu của Ngài dành cho tôi.
Hơn cả sự chữa lành
Với những bước mới mẻ trong sự thuận phục, tôi đã được Chúa cất ra khỏi những sự cay đắng và oán trách đang chiếm ngự trong lòng. Ngài đã chỉ cho tôi thấy rằng vượt trên tất cả mọi điều mà tôi thật sự cần đến, đó chính là Cứu Chúa Giê-xu. Thật ra, việc đắm chìm vào những cay đắng và oán giận còn đem đến sự tổn hại nhiều hơn so với việc đối phó với bệnh tật hoặc những hoàn cảnh không mong muốn.
Có thể tôi sẽ không được chữa lành, nhưng tôi đã có Chúa Giê-xu. Và thật sự, có Ngài là một điều cần yếu hơn hết cho chính cuộc đời của tôi.

Thanh Trang dịch
Nguồn: https://www.thegospelcoalition.org/article/fighting-to-say-yes-when-god-says-no/


BỒI LINH THÔNG CÔNG THANH NIÊN: XUÂ N YÊU THƯƠNG - MsNc Nguyễn Đức Thắng (19/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

HÀNH TRANG CHO NĂM MỚI - MsNc Đinh Thuận QN (18/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

Thư Phân Ưu Cùng Tang Quyến Của Cụ Ông Giáo Sĩ Tôn Thất Bình (17/02/2018)




HTTLVN (Miền Bắc) Mục sư Giáo sĩ Tôn Thất Bình Nghỉ Yên Trong Chúa (15/02/2018)

Xin kính báo tới toàn thể quý tôi, con Chúa cộng đồng Tin Lành Việt Nam khắp nơi trên thế giới:
Mục sư Giáo sĩ Tôn Thất Bình (Dr. Thomas Stebbins) sinh năm 1933, tại Huế, là con trai của cố Mục sư Irving Randolph Stebbins, một trong những giáo sĩ tiên phong của giáo hội CMA mang Tin lành đến Việt Nam, đã yên nghỉ trong Nước Chúa, vào hồi 2 giờ sáng, ngày 15/02/2018. (giờ Mỹ) 
Mục sư Tôn Thất Bình là một Giáo sĩ luôn nóng cháy về công cuộc rao giảng Tin Lành trong những thập niên qua. Ông từng giữ chức vụ Hội trưởng Hội truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp (CMA) tại Việt Nam trước năm 1975. Ông là một tấm gương về sự tận hiến đời sống cho công việc Chúa, nhất là đối với người Việt Nam. Cầu xin Chúa Thánh Linh an ủi cụ Bà Stebbins và toàn thể tang quyến.

Trân trọng!

BBT


NGŨ PHÚC CƠ ĐỐC LÂM MÔN - MsNc Đinh Thuận QN (16/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

TÌNH YÊU & PHỤC VỤ - MsNc Đinh Thuận QN (15/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁM DỖ - MsNc Đinh Thuận QN (11/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

UB.TTN - Tuổi Trẻ Cơ Đốc Với Trào Lưu Xã Hội (09/02/2018)

Tôi đã nhiều lần ngừng lại và ngẫm nghĩ về cái mà người ta gọi là xã hội văn minh, tiến bộ mà tôi đang sống. Khi cuộc sống ồn ào, tấp nập với những dòng xe đông đủ đổ dồn về một hướng: hướng của những trào lưu mà xã hội đang gọi tên là nhân văn, là tiên tiến. Nhưng… tôi lại thấy mình như đang lái trên một chiếc xe đi ngược chiều lại với số đông hiện thời.

Khi tệ nạn xã hội ngày một gia tăng đạt đến con số đáng báo động cho thấy tình trạng xuống cấp của đạo đức con người…
Khi đồng tính luyến ái được công nhận và nhìn dưới đôi mắt mà người ta gọi “đấy là nhân văn, đấy là sống chân thật, đấy là tình người, đấy là sống thật với chính mình…”
Khi mà cái tôi của người phụ nữ trổi dậy để sống tự do hơn, thoải mái hơn trong cách sống, trong ăn mặc, trong hôn nhân, trong vấn đề tính dục như điều họ muốn và người ta gọi đó là bình đẳng,  là chân lý, là sống thật, là hiện đại và cỗ vũ cho điều đó…
Trong xã hội hiện đại, vai trò, vị trí của người nam và người nữ có thể đảo lộn cho nhau. Người phụ nữ có thể làm chủ gia đình, có thể cai trị người đàn ông. Mọi thứ đều có thể thay đổi theo ý thích và suy nghĩ của con người…
Khi hôn nhân không còn vẹn nguyên với giá trị chân chính của nó nữa, tình trạng sống thử trở nên phổ biến và tình trạng li hôn xuất hiện nhiều hơn mỗi ngày để nhằm “bảo vệ hạnh phúc, xóa bỏ tình yêu miễn cưỡng, giải phóng và bảo vệ quyền lợi con người” theo cái nhìn hiện đại…
Khoa học công nghệ phát triển đi kèm với những dòng sản phẩm cao cấp không chỉ đáp ứng nhu cầu mà dần trở thành đam mê, thị hiếu và kéo con người ngày một xa cách nhau hơn…
Trước tình trạng ấy, tiêu chuẩn Thánh Kinh nói gì về những quan điểm của xã hội ngày nay?
Tôi biết ơn Chúa vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi.” (Thi thiên 119:105) Trong thế giới tất bật và vội vã với cái bóng của văn minh, hiện đại, đâu là thiện, đâu là ác? Đâu là Thánh Linh và đâu là tà linh? Đâu là chân lý, đâu là tà thuyết? Mọi thứ, tôi cảm ơn Chúa vì sự bày tỏ của Ngài qua Thánh Kinh như ánh sáng rạng soi mỗi bước chân tôi trong cuộc đời đầy tội lỗi và tăm tối.
Đối diện với các tệ nạn xã hội, Lời Chúa đã phán trước về thực trạng đó trong Mathiơ 10:21-22: “Anh sẽ nộp em cho bị giết, cha sẽ nộp con cho bị giết, con cái sẽ dấy lên nghịch cùng cha mẹ mà làm cho người phải chết đi. Các ngươi lại sẽ bị thiên hạ ghen ghét vì danh Ta; nhưng ai bền lòng cho đến cuối cùng thì sẽ được cứu rỗi.”
Khi đến với Thánh Kinh, tôi cảm tạ Chúa vì một lần nữa kinh nghiệm được sự quyền năng và toàn tri của Cha. Trước khi mọi việc xảy ra, Chúa đã dùng Kinh Thánh để bày tỏ cho con người những việc ấy hầu cho khi sự việc xảy đến chúng ta không bất ngờ mà cứ vững lòng trong Ngài.
Mặc dù tệ nạn xã hội gia tăng ngày một nhiều nhưng tôi biết rằng Chúa vẫn đang tể trị, Ngài vẫn đang kiểm soát mọi thứ và Ngài cho phép những điều ấy xảy ra để thử thách đức tin, để qua đó dạy dỗ những người con của Chúa học cách nương cậy vào Ngài.
Tội lỗi có mặt trên đất kể từ ngày A-đam và Ê-va quyết định đi ngược lại điều Chúa muốn (Sáng thế ký 3). Những tệ nạn ngày hôm nay là hậu quả của tội lỗi mà con người chúng ta gây ra khi sống xa cách Đức Chúa Trời. Tôi nhìn lại thực trạng xã hội ngày nay và chỉ có thể thốt lên rằng: “Chúa ơi, họ cần Chúa. Và chính con cũng cần Ngài nữa.”

Nói về vấn đề đồng tính luyến ái ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều và dường như đã trở thành trào lưu của xã hội. Từ trong học đường (đặc biệt là các trường Đại học) cho đến phim ảnh, truyền thông, báo chí, đồng tính được đề cao với những lí do nghe có vẻ rất yêu thương, rất đúng đắn như: “Họ sinh ra với giới tính nào thì phải để họ được sống thật với giới tính đó. Mỗi người không ai có thể chọn cho mình một giới tính”. hay “chấp nhận người đồng tính là tinh thần nhân văn, bình đẳng và tiến bộ.”
Tôi công nhận “không ai sinh ra có thể chọn cho mình giới tính” bởi cớ giới tính của mỗi người do chính Thiên Chúa quy định và đặt để ngay từ khi mới sinh ra. Nhưng không thể nói người đồng tính đang sống thật với giới tính của mình bởi họ không được sinh ra ở giới tính thứ 3 ấy. Kinh Thánh Sáng thế ký 1:27 cho biết: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài, Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”
Thực tế, Chúa chỉ dựng nên hai giới tính cho con người đó là nam và nữ mà thôi. Và Ngài cũng nhiều lần khẳng định rằng: “Chớ nằm cùng một người nam như người ta nằm cùng một người nữ, ấy là một sự quái gớm” (Lê Vi ký 18:22) hay “Nếu một người đàn ông nằm với một người đàn ông khác như nằm với một người đàn bà thì cả hai đều phải bị xử tử, chúng đã làm một điều ghê tởm, máu của chúng sẽ đổ lại trên chúng.” (Lê Vi Ký 20:13)
Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời không chấp nhận vấn đề đồng tính, Ngài ghê tởm điều đó nhưng với tình yêu, Ngài vẫn yêu thương những con người ấy vì “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (giăng 3:16). “Thế gian” mà Kinh Thánh bày tỏ ấy bao gồm cả những người đồng tính và Chúa đã đến để chết thay cho cả những con người ấy nữa.
Cơ Đốc nhân nên làm gì trước vấn nạn đồng tính? Dĩ nhiên chúng ta không cổ xuyến, ủng hộ và đồng tình với nó. Nhưng chúng ta không được phép miệt thị, ghét bỏ họ mà phải học cách yêu thương, cầu thay và giúp đỡ cho những ai đang rơi vào tình trạng ấy nhận ra chân lý của Chúa.

Kể cả trong vấn đề hôn nhân, tình trạng sống thử, ly hôn dù có gia tăng đến đâu thì một người con thật của Chúa vẫn phải ghi nhớ rằng: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn khuê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình” (Hê bơ rơ 13:4).
Là một người trẻ Cơ Đốc, chúng ta phải làm gì? Tôi không biết những bạn trẻ khác nghĩ sao, làm sao nhưng với riêng góc nhìn của tôi, tôi không thể im lặng trước thực trạng xã hội ấy. Việc không tham gia vào các việc mà Chúa cho là “xấu xa, ghê tởm, tội lỗi” ấy là chuyện tất nhiên. Thế nhưng, nếu như im lặng để mặc ai nói gì, ai làm gì kệ ai thì cũng chẳng khác mấy “im lặng là đồng ý”.
Trước hết, tôi nguyện cầu với Cha để được chính Ngài hướng dẫn khi đối diện với những vấn nạn lớn của xã hội. Ngoài việc nói không với “sống thử, đồng tính và những tệ nạn xã hội như rượu bia, ma túy, thuốc lá”, tôi không dự phần vào những gì liên quan đến các vấn đề ấy. Nếu có thể được, việc trình bày quan điểm cá nhân dựa trên Thánh Kinh về các vấn nạn ấy để giúp các bạn trẻ khác có cơ hội biết về Chúa và được chính Ngài cứu ra khỏi những lầm lỗi của quá khứ.
Trong phạm vi có thể, việc khích lệ các bạn trẻ Cơ Đốc khác tham gia học hỏi, tìm hiểu Thánh Kinh nói gì với các vấn đề xã hội trong các buổi học Kinh Thánh, hội thảo là điều tôi vẫn hằng ao ước. Chia sẻ với cả người tin Chúa hay chưa tin Chúa với tinh thần khích lệ, yêu thương và mang họ đến với Chúa thay vì chỉ trích, xa lánh là điều cần thiết mà tôi cậy ơn Chúa để từng bước thực hiện.
Có những cám dỗ trong học tập, trong công việc khi ma quỷ muốn tôi thỏa thuận với những việc làm sai trái để được chấp nhận trong cộng đồng thế gian. Nhưng tôi cảm ơn Chúa vì bởi ơn thương xót của Ngài, Chúa giữ chân tôi không đi vào đường ác. Thế nên, tôi không dám tự tin nói mình sẽ làm việc này việc kia cho Chúa nhưng nếu Chúa muốn, và tôi còn sống thì tôi sẽ cậy ơn Chúa để giúp đỡ cho những ai đang “mắc kẹt” trong những tội lỗi ấy được đến với Chúa.
Số lượng người Cơ Đốc quá ít ỏi, lượng sinh viên Cơ Đốc cũng trở nên hiếm hoi tại các trường Đại học, và vốn dĩ nếu có đông chúng ta cũng không thể thay đổi được gì. Chính sức của con người nhỏ bé thì không thể nhưng chính Chúa Ngài có thể. Nên tôi học cách dâng trình cho Ngài bằng sự cầu thay với ước ao Chúa thăm viếng đất nước mình. Và nếu Chúa cho phép, tôi sẵn sàng lên tiếng trong phạm vi có thể như điều tôi đã từng làm ở trường học và nơi công sở theo ý Chúa.
Thật khó để sống giữa xã hội đầy dẫy tội lỗi khi chúng ta vốn dĩ là những con người xấu xa, bất toàn. Nhưng tôi tạ ơn Chúa vì Ngài hứa rằng: “Ai là người kính sợ Đức Giê Hô Va? Ngài sẽ chỉ dạy cho người ấy con đường mình phải chọn” (Thi Thiên 25:12)
Lạy Chúa, xin chỉ dạy cho con biết con đường mình phải lựa chọn bởi lời Ngài là ngọn đèn soi chân con. Giữa cuộc đời nhiều cám dỗ, khi con dường như đang đi ngược lại chiều của mọi người cho là đúng. Nhưng Cha ôi, nếu đó là con đường Ngài muốn con đi thì dù là đi ngược lại với người khác, con biết và tin rằng mình đang đi đúng đường. Con không đủ sức nắm lấy tay Cha nhưng xin bàn tay Chúa nắm giữ con, hướng dẫn con để con kinh nghiệm chính Chúa nhiều hơn mỗi ngày. A-men!
Lê Huỳnh Linh Tú


Hiệp Nguyện Giáo Phẩm Tỉnh Đồng Nai Lần I/2018 (06/02/2018)

HTTLVN.ORG – Ngày 06/2/2018, trong không khí những ngày giáp Tết cổ truyền, các giáo phẩm tỉnh Đồng Nai có buổi hiệp nguyện tại nhà thờ Tin Lành Lộ 25.
Hiện diện trong chương trình có: Mục sư Nguyễn Tờn – Ủy viên Tổng Liên Hội, Mục vụ tỉnh Đồng Nai; Ban Đại diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai cùng với khoảng 70 tôi tớ Chúa cả ông và bà.
Trong giờ thờ phượng Chúa buổi sáng, Mục sư Nguyễn Tờn chia sẻ Lời Chúa với đề tài: “Cây Gậy Trong Tay Môi-se”, Kinh Thánh nền tảng: Xuất Ê-díp-tô Ký 3:1-14; 4:1-5. Tiếp sau đó, Ủy viên Mục vụ và Ban Đại diện lần lượt có những thông tin và hướng dẫn công việc Chúa chung của Tổng Liên Hội cũng như tại tỉnh Đồng Nai.
Chương trình buổi chiều là thì giờ để các tôi tớ Chúa nêu các vấn đề cầu nguyện. Các tôi tớ Chúa chia ra thành các nhóm nhỏ để cầu nguyện cho những nhu cầu đã được nêu ra với những vấn đề nổi bật như sau:
– Đất đai của các Chi Hội: Túc Trưng (đang xem xét việc chuyển đến chỗ mới), Biên Hòa (mong chính quyền sớm trao trả phần đất trường học kế bên), Xuân Thọ (đang tìm chỗ mới để di dời), Bàu Cá (đang tìm chỗ mới để di dời), Dầu Giây (mua đất còn thiếu 400.000.000 đồng), Sông Rây (Điểm Nhóm Sóc Ba Buông gặp trở ngại về thủ tục nhà đất);
– Sức khỏe của các tôi tớ Chúa: Một số vị tuổi cao, sức yếu hoặc đau bệnh;
– Chức vụ của các tôi tớ Chúa: Thủ tục công nhận và bổ nhiệm Truyền đạo Huỳnh Tấn Tài gặp trở ngại, việc công nhận chức danh và thủ tục tấn phong của một số tôi tớ Chúa;
– Sự phát triển Hội Thánh: Các Hội Thánh địa phương tiếp tục ổn định, phát triển, công việc Chúa cứ tiếp tục được mở mang.
Chương trình hiệp nguyện kết thúc sau khi Mục sư Nguyễn Văn Thanh cầu nguyện tạ ơn Chúa.
TTV. Tường Quang

Nhà thờ Tin Lành Lộ 25
Quang cảnh buổi hiệp nguyện

MsNc Trương Thanh Bình hướng dẫn chương trình buổi sáng

Mục sư Nguyễn Luận – Quản nhiệm Chi Hội Lộ 25 vui mừng tiếp đón quý tôi tớ Chúa

Mục sư Nguyễn Tờn chia sẻ Lời Chúa và hướng dẫn công việc Chúa

Mục sư Nhu Siol – Trưởng Ban Đại diện triển khai công việc Chúa

Chia nhóm cầu nguyện

Mục sư Nguyễn Văn Thanh cầu nguyện tạ ơn Chúa


Cách Giúp Trẻ Đọc Kinh Thánh (05/02/2018)

Tác giả: David Murray
Những bậc phụ huynh Cơ Đốc sốt sắng muốn giúp con mình tập đọc, hiểu, tin cậy và yêu mến Kinh Thánh. Nhưng đa số chúng ta thấy việc này là một thách thức lớn, thậm chí còn dễ gây nản lòng. Kinh Thánh là quyển sách dày và phức tạp khiến ngay cả người lớn cũng sợ đọc. Vậy thì làm sao chúng ta giúp cho con mình làm quen với cuốn sách quan trọng hàng đầu từng được tập hợp lại, để chúng bắt đầu thói quen yêu thích đọc Kinh Thánh hằng ngày?
Không hề có công thức đơn giản nào để áp dụng thành công ở đây. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và Thánh Linh cũng hành động theo nhiều cách khác nhau ở từng thời điểm khác nhau đối với từng đứa trẻ. Nhưng tôi đã tìm ra một số phương cách nói chung có hiệu quả. Vừa là phụ huynh của năm đứa con, đồng thời cũng là một mục sư, tôi xin chia sẻ tám điều tôi thấy là hữu ích.
  1. Cho Trẻ Giữ Riêng Cuốn Kinh Thánh Trẻ Ưa Thích
Bạn có cho con mình giữ riêng một cuốn Kinh Thánh chưa? Nếu chưa, hãy cho nó một quyểnHãy mua cuốn đẹp nhất theo khả năng của bạn, cuốn mà trẻ thích cầm trong tay ngắm nghía, cuốn có thể nói lên nội dung đặc biệt và quí giá bên trong.
Bạn có thể mua một cuốn Kinh Thánh dùng cho trẻ em nghiên cứu. Crossway vừa xuất bản cuốn Kinh Thánh Minh Họa (Illuminated Bible), ngay khi các con tôi vừa nhìn thấy, là muốn có ngay một cuốn, lật từng trang và háo hức đọc.
Hãy cho con bạn một cuốn Kinh Thánh toát lên giá trị, vẻ đẹp cùng chất lượng. Một quyển Kinh Thánh phát ra chính thông điệp mạnh mẽ bên trong.
  1. Làm Gương cho Trẻ Noi Theo
Mặc dù thế, nhưng cuốn Kinh Thánh hay nhất cũng sẽ chỉ nằm trên kệ sách đóng bụi, nếu con chúng ta không nhìn thấy chúng ta cũng chuyên tâm, nhiệt tình và háo hức đọc.
Lúc còn bé, tôi không bao giờ có thể hiểu vì sao cha tôi dậy thật sớm trước khi người khác thức dậy, để đọc Kinh Thánh rồi mới đi làm. Tôi cũng nhớ đã từng thắc mắc về thói quen của bà tôi, dù đau ốm, vẫn đọc Kinh Thánh khi có cơ hội. Sao lại có người già như vậy mà còn ham thích đọc Kinh Thánh đến thế? Tuy lúc còn nhỏ tôi không hiểu lý do, nhưng hai tấm gương vừa nêu đã in sâu trong lòng tôi và, dù có nhận ra hay không, cũng ảnh hưởng đến cuộc đời tôi cho tới ngày hôm nay.
  1. Cho Trẻ một Động Cơ Thôi Thúc
Tôi có quen một thanh niên. Người này cảm thấy khó xuống khỏi giường vào mỗi buổi sáng để đi làm. Chúng tôi có nói với nhau về chuyện này, và vấn đề nằm ở chỗ anh không tìm thấy lý do để làm việc, dù anh làm việc chăm chỉ, vì vậy anh không thấy động cơ thôi thúc trong công việc. Lý do không đủ quan trọng để giúp anh bỏ chân xuống khỏi giường khi chuông đồng hồ ngưng reo.
Nếu muốn con mình đọc Kinh Thánh, chúng ta cần cho chúng biết lý do quan trọng. “Cứ đọc đi!” thì chưa đủ. Tại sao cần đọc Kinh Thánh mỗi ngày? Bởi vì, cùng với việc trung tín nghe giảng lời Chúa thì đọc Kinh Thánh đều đặn là cách chủ yếu và thông thường mà qua đó Đức Chúa Trời phán với chúng ta ngày nay. Kinh Thánh không chỉ là lời khôn ngoan nhằm giúp chúng ta sống tốt hơn,mà còn là lời sự sống đời đời có thể khiến chúng ta “khôn ngoan để được cứu nhờ đức tin trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (2 Ti-mô-thê 3:15).
  1. Cho Trẻ một Kế Hoạch Khả Thi, Rõ Ràng
Khi đã cho biết lý do, chúng ta cần chỉ ra phương cách. Trẻ thực hiện điều này bằng cách nào? Bắt đầu từ đâu? Mỗi ngày phải đọc bao nhiêu? Nên đọc Cựu Ước hay Tân Ước?
Chúng ta cần cho trẻ một kế hoạch khả thi, rõ ràng, nếu không, trẻ sẽ chỉ đọc lòng vòng trong Kinh Thánh, không hiểu gì về mục đích hoặc tiến triển của sự việc, và cuối cùng trẻ sẽ bỏ cuộc. Cách lý tưởng nhất là từ từ đưa dắt trẻ đi xuyên suốt các phần quan trọng nhất của Kinh Thánh qua các bài đọc khả thi mỗi ngày. Đã có sẵn nhiều kế hoạch đọc Kinh Thánh, hoặc bạn có thể tự vạch kế hoạch riêng thích hợp với con của bạn. Đừng nghĩ bạn sẽ có được ngay một kế hoạch hoàn hảo. Hãy cầu xin Thánh Linh hướng dẫn và giúp con bạn thử nghiệm cho tới khi bạn tìm ra một kế hoạch có vẻ hiệu quả với trẻ.
  1. Giúp Trẻ Đặt Câu Hỏi
Khi tôi còn nhỏ, cha tôi thử nhiều phương cách khác nhau để buộc tôi đọc Kinh Thánh, nhưng cách hiệu quả nhất là đặt câu hỏi. Đôi lúc ông nêu một câu hỏi đơn giản có liên quan với điều tôi đang đọc. Việc nầy bảo đảm là tôi phải đọc phân đoạn đó để tìm ra câu trả lời, nhưng cũng rèn luyện tôi cách đặt câu hỏi về Kinh Thánh. Hơn nữa, nó còn tạo cho tôi thói quen tương tác với Kinh Thánh để giúp tôi không đọc theo kiểu thụ động mà phải linh động. Các câu hỏi thường liên quan đến nội dung của phân đoạn, nhưng về sau, khi tôi đã lớn, thì những câu hỏi chuyển sang câu hỏi ý nghĩa và áp dụng.
Các câu hỏi tôi dùng để hướng dẫn các con tôi là: Phân đoạn nầy dạy chúng ta điều gì về Đức Chúa Trời? Về tội lỗi? Về sự cứu rỗi? Về Đấng Christ? Về Phúc âm? Về cuộc sống đời nầy và đời sau? Bạn có thể hỏi những câu khác. Nhưng hãy dạy cho trẻ biết thắc mắc về phân đoạn Kinh Thánh ấy.
  1. Cho Trẻ Câu Trả Lời Khi Trẻ Thắc Mắc
Con của bạn sẽ có những thắc mắc riêng về những phân đoạn mà trẻ không hiểu hoặc về tính đáng tin cậy của Kinh Thánh. Bạn phải vui vẻ đón nhận những thắc mắc đó. Hãy thường xuyên hỏi trẻ về điều trẻ đang đọc. Hãy cho trẻ biết rằng bạn muốn trẻ đặt câu hỏi với bạn về Kinh Thánh và nhất là về mối liên quan giữa Kinh Thánh với cuộc sống của trẻ.
Có thể trẻ hỏi những câu mà bạn không thể trả lời. Nhưng không sao. Chỉ cần nói với trẻ là bạn sẽ tìm hiểu và tìm ra câu trả lời, hoặc nhờ mục sư hay một Cơ Đốc nhân trưởng thành giải đáp cho trẻ. Cho dù trẻ thắc mắc điều gì, bạn cũng phải xem trọng câu hỏi của trẻ và luôn luôn hồi đáp, nếu bạn muốn trẻ tiếp tục thắc mắc.
  1. Khích Lệ Trẻ Tiếp Tục Đọc
Một trong những thói quen tốt nhất chúng ta có thể tập trong gia đình là họp nhau lại khoảng 10-15 phút sau khi từ nhà thờ về mỗi sáng Chúa Nhật, để thảo luận các bài đọc Kinh Thánh trong tuần qua. Chúng ta sẽ kiểm tra xem trẻ có trả lời hết câu hỏi chưa và tạo cơ hội thảo luận điều trẻ học được.
Khi trẻ đã lớn, chúng ta sẽ giảm bớt việc nầy. Thay vào đó, chúng ta cố gắng trò chuyện thân mật với trẻ về điều trẻ đang đọc để khích lệ trẻ tiếp tục đọc.
  1. Bày Tỏ Thông Cảm Khi Trẻ Thất Bại
Giống như bạn, con của bạn cũng sẽ có lúc thất bại. Trẻ sẽ quên đọc. Trẻ sẽ giả vờ như có đọc. Trẻ sẽ tỏ ra lờ đờ và lười nhác. Trẻ sẽ viện ra đủ mọi lý do để biện hộ. Chớ nên bỏ cuộc. Hãy thông cảm với trẻ!
Nếu con của bạn chưa được tái sanh, chúng sẽ làm bạn thất vọng trong lãnh vực nầy nhiều lần. Đừng bỏ cuộc. Hãy cho trẻ thêm cơ hội! Kiên trì cho trẻ thấy ân điển của Đấng Christ cùng Phúc âm của Ngài khỏa lấp tội lỗi của trẻ và giục giã trẻ vâng phục.
Một trong những món quà quí nhất bạn tặng cho con mình chính là sự quen thuộc với Kinh Thánh cùng sứ điệp của Kinh Thánh. Hãy cho con bạn một cuốn Kinh Thánh riêng để đọc, nêu gương cho trẻ noi theo, cho trẻ một động cơ thôi thúc, và một kế hoạch có thể áp dụng, giúp trẻ đặt những câu hỏi về phân đoạn Kinh Thánh, giải đáp cho trẻ những câu hỏi về Kinh Thánh, khích lệ trẻ tiếp tục đọc, và thông cảm cho trẻ trong những vấp ngã và thất bại.
Người dịch: Khuê Trần
Lược dịch từ: www.desiringod.org


Giới Thiệu Bản Tin Mục Vụ Số 63 (05/02/2018)

NĂM MỚI – LINH TRÌNH MỚI
Tạ ơn Chúa, một năm đã qua với biết bao ơn phước Chúa ban cho Hội Thánh của Ngài. Dầu có những thách thức, khó khăn trong đời sống, nhưng bởi ơn thương xót và tình yêu, Đức Chúa Trời đã vùa giúp, thêm sức để tôi con Chúa vượt qua.
Với chủ đề “Năm Mới – Linh Trình Mới”, Bản Tin Mục Vụ số 63 sẽ mang đến cho tôi con Chúa những giá trị đức tin nơi Chúa Giê-xu để làm hành trang cho một linh trình mới.
Những nội dung chuyên sâu trong Lời Chúa sẽ được thể hiện qua các chuyên mục như: Dưỡng Linh, Nghiên Cứu. Bên cạnh đó, các câu chuyện trong đời sống đức tin, những trải nghiệm trong linh trình theo Chúa cũng sẽ được trình bày qua các chuyên mục Truyện Ngắn, Suy Gẫm,…
Song song đó, chúng ta sẽ khám phá điều kỳ diệu của trái tim qua chuyên mục Đức Tin và Đời Sống. Tin tức các hoạt động nổi bật của Hội Thánh địa phương cũng sẽ được cập nhật để quý tôi con Chúa được biết.
Giới trẻ cũng sẽ suy gẫm Lời Chúa qua Vườn Trẻ Thơ, Đố Kinh Thánh. Và một số chuyên mục như Thưa Mục Sư, Âm Nhạc, Thơ… cũng sẽ hướng đọc giả đến với những giá trị sống đạo cũng như thưởng ngoạn các tác phẩm giải trí mang tính Cơ Đốc.
Thông báo: Kể từ Bản Tin Mục Vụ số 64 sẽ được bán với giá 18.000/cuốn. Kính mong quý tôi con Chúa góp phần và ủng hộ. Hiện Bản Tin Mục Vụ được bán tại các phòng sách của Ủy ban Cơ Đốc Giáo Dục.
Ban Biên tập



ĐẤNG GÌN GIỮ TÔI - MsNc Đinh Thuận QN (04/02/2018)

VIDEO


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)


ht
(Thời Gian: 00:00 - Dung Lượng: MB
- Quay Phim: Đạt Tài)

Đăng tin: Phước Hạnh.

UBTTN - Tổ Chức Hoạt Động Thiếu Niên Khu Vực Tp. HCM Năm 2018 (29/01/2018)



Lễ Công Bố Quyết Định Thành Lập Chi Hội Vĩnh Tân - Bình Thuận (30/01/2018)

HTTLVN.ORG – Vào lúc 9g00 ngày 30/01/2018, tại nhà thờ Tin Lành Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, Lễ công bố quyết định thành lập Chi Hội Vĩnh Tân và bổ nhiệm MSNC Vũ Đình Tâm làm Quản nhiệm Chi Hội Vĩnh Tân đã được diễn ra cách trang trọng và ơn phước Chúa.
Trong buổi lễ có sự hiện diện của MS Võ Thành Phê – UV TLH, Mục vụ tỉnh Bình Thuận; MS Nguyễn Văn Hoàng – Trưởng Ban Đại diện; cùng khoảng 200 tôi con Chúa. Bên cạnh đó còn có sự tham dự của đại biểu các cơ quan Chính quyền, đoàn thể huyện và xã.
Sau lời chào mừng và giới thiệu của MSNC Nguyễn Đức Thắng, hội chúng đồng tôn vinh Chúa bài Thánh ca “Trông Mong Ơn Chí Cao”. MS Nguyễn Văn Hoàng cầu nguyện khai lễ dâng chương trình lên Chúa.
Bày tỏ lòng vui mừng biết ơn Chúa về những việc lớn Chúa đã làm ở nơi đây, các ban hát đã dâng lên Chúa những bài Thánh ca đầy sự vui mừng. Hội chúng được nghe lược sử thành lập Chi Hội Vĩnh Tân đã trải qua nhiều chặng đường đầy khó khăn, thách thức.
MS Võ Thành Phê giảng Lời Chúa theo chủ đề “Hội Thánh Của Đức Chúa Trời”, đồng thời thực hiện nghi thức công bố quyết định thành lập Chi Hội Vĩnh Tân và bổ nhiệm Quản nhiệm.
Qua lời bày tỏ tâm chí của MSNC Vũ Đình Tâm – Tân Quản nhiệm, cùng sự nghênh tiếp của Ban Chấp sự Chi Hội Vĩnh Tân; sự vui vẻ, thỏa lòng của tôi con Chúa được thể hiện bằng những lời chúc mừng, món quà đầy sự chân tình trong sự quí mến nhau.
Bày tỏ lòng biết ơn Chúa, biết ơn tiền nhân, những người đã có công khó trong việc gây dựng và mở mang Hội Thánh, Chi Hội Vĩnh Tân đã trao những phần quà đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa cho tôi tớ Chúa và những người đã từng gắn bó với Hội Thánh Vĩnh Tân.
Buổi lễ được kết thúc lúc 11g30 sau lời chúc phước của MS Võ Thành Phê.
TTV. MSNC Nguyễn Đức Thắng

Nhà thờ Tin Lành Vĩnh Tân

MS Nguyễn Văn Hoàng cầu nguyện khai lễ

Toàn cảnh bên trong nhà thờ

Bên ngoài nhà thờ

MS Võ Thành Phê giảng Lời Chúa

MS Trà Phục cầu nguyện đáp ứng Lời Chúa

Các ban hát tôn vinh Chúa trong chương trình

MS Võ Thành Phê thực hiện nghi thức bổ nhiệm

Tân Quản nhiệm bày tỏ tâm chí

BTS.TLH tặng quà cho Hội Thánh

Ban Đại diện tặng quà cho Hội Thánh

Hội Thánh tặng quà cho các tiền nhiệm