Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

Làm Thế Nào Để Tha Thứ Người Có Lỗi Với Mình? (04/04/2019)

 

Ai trong chúng ta cũng từng bị người khác đối xử không tốt, xúc phạm và làm lỗi với mình. Cơ Đốc nhân phải đáp lại thế nào khi bị như vậy? Theo Kinh Thánh, chúng ta phải tha thứ cho người khác. Ê-phê-sô 4:32 cho biết “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau, như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” Tương tự, Cô-lô-se 3:13 tuyên bố “nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha  thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” Ý chính trong cả hai câu Kinh Thánh trên là chúng ta phải tha thứ cho anh chị em tín hữu như Chúa đã tha thứ chúng ta. Tại sao chúng ta phải tha thứ? Vì chúng ta đã được tha thứ!
Việc chúng ta tha thứ người khác phải phản chiếu sự tha thứ của Chúa cho chúng ta.
Để tha thứ những người phạm lỗi với mình, trước tiên chúng ta phải hiểu sự tha thứ của Chúa. Chúa không tự nhiên tha thứ cho mọi người mà không có điều kiện đi trước – nếu Ngài làm vậy, thì sẽ không có hồ lửa ở Khải 20:14-15. Hiểu một cách đúng đắn, thì tha thứ đòi hỏi sự ăn năn của người có tội và tình yêu cùng sự tha thứ của Chúa. Tình yêu và sự tha thứ thì có rồi, nhưng sự ăn năn thì thường thiếu. Vì vậy, mạng lịnh Kinh Thánh truyền cho chúng ta phải tha thứ nhau không có nghĩa là chúng ta làm ngơ tội lỗi. Nhưng có nghĩa là chúng ta tha thứ một cách vui vẻ, nhân từ và trong tinh thần yêu thương những người biết ăn năn. Chúng ta phải luôn luôn tha thứ khi có cơ hội. Không chỉ bảy lần, mà “bảy mươi lần bảy” (Math 18:22). Từ chối tha thứ cho người xin được tha thứ thể hiện sự oán giận, cay đắng, tức giận, mà không có điều nào là đặc điểm của một Cơ Đốc nhân thật.
Tha thứ cho người phạm lỗi với chúng ta đòi hỏi sự kiên nhẫn và lòng độ lượng. Mạng lịnh cho Hội thánh là “phải nhịn nhục đối với mọi người” (1 Tê 5:14). Chúng ta phải bỏ qua những sự coi thường cá nhân và lỗi lầm nhỏ. Chúa Giê-xu phán “nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn” (Math 5:39). Không phải mọi “cái vả vào mặt” đều cần sự đáp trả.
Tha thứ những người phạm lỗi cùng chúng ta đòi hỏi quyền năng biến đổi của Đức Chúa Trời trong cuộc đời chúng ta. Có điều gì đó sâu thẳm trong bản tính sa ngã của con người thèm khát trả thù và thúc giục ăn miếng trả miếng. Theo bản tính tự nhiên, chúng ta muốn gây tổn thương tương tự cho người đã làm tổn thương mình – mắt đền mắt có vẻ như công bằng. Nhưng trong Đấng Christ, chúng ta được ban quyền năng để yêu thương kẻ thù của mình, làm điều tốt cho người ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa sả mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình (xem Lu 6:27-28). Chúa Giê-xu ban cho chúng ta tấm lòng sẵn sàng tha thứ và  tấm lòng sẽ hành động để có thể tha thứ.
Việc tha thứ cho người có lỗi với chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng ta nghĩ đến mức độ Chúa tha thứ những lỗi lầm của mình. Chúng ta là những người được ban cho ân điển cách dư dật, thì không có quyền từ chối bày tỏ lòng nhân từ với người khác. Chúng ta phạm tội cùng Chúa nhiều hơn người khác phạm lỗi cùng chúng ta. Ẩn dụ của Chúa Giêxu ở Mathiơ 18:23-35 là một minh họa sống động cho sự thật này.
Đức Chúa Trời hứa rằng khi chúng ta đến xin Ngài tha thứ, Ngài sẵn sàng ban sự tha thứ (1 Giăng 1:9). Ân điển chúng ta dành cho những người cần chúng ta tha thứ phải luôn luôn có sẵn và được ban cho cách vui lòng (Lu 17:3-4)

Người dịch Khue Tran
Nguồn: https://www.gotquestions.org/forgiveness.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét