Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

LỄ THÀNH HÔN ANH NGUYỄN DUY TRƯỜNG CHỊ NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM - Ms Hồ Đắc Trí & MsNc Đinh Thuận (01/02/2015)

VIDEO


1. Lời Chào Mừng
Thư ký Trần Hoàng Sơn
2. Thánh ca 502 “Mừng Thay Hôn Nhân”
Hội Chúng
3. Cầu Nguyện Khai Lễ
Mục Sư
4. Đọc KT Ê-phê-sô 5:21-33
CS Võ Tấn Thạch
5. Lời Chúa Cho Đôi Bạn
MsNc Đinh Thuận
6. NGHI THỨC LỄ THÀNH HÔN
MS Hồ Đắc Trí
7. Tôn Vinh Chúa
Ban Thanh Niên
8. Tôn Vinh Chúa
Phương Hằng
9. Chúc Mừng Và Tặng Quà
Hội Thánh Và Các Ban ngành
10. Lời Cảm Tạ
Đại Diện Hai Họ
11. Cầu Nguyện Chung, Hát Tôn Vinh
Hội Chúng
12. Chúc Phước
Mục Sư
(Thời Gian: 55:49 - Dung Lượng: 347 MB
- Quay Phim: Đạt Tài)



ĐỀ TÀI: VÂNG PHỤC NHAU
Kinh Thánh: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau”.
Ê-phê-sô 5:21.


      Dẫn nhập:
     Hôm nay là đám cưới của hai bạn: Nguyễn Duy Trường và Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Câu Kinh Thánh hai bạn đã chọn cho hôn nhân của mình là: "Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau" (Ê-phê-sô 5:21). Vấn đề ở đây không phải là một đám cưới như thế nào mà là cuộc sống sau hôn nhân của hai bạn ra sao? Hai bạn có yêu thương nhau đủ để vâng phục nhau hay không? Thời gian quen biết nhau chưa đủ để hai bạn có thể thử nghiệm sự vâng phục nhau, nhưng những ngày dài xây dựng tổ ấm gia đình, hai bạn có nhiều thời gian để thử nghiệm sự vâng phục đó. Nhân lễ cưới của hai em hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm Lời Chúa trong đề tài: VÂNG PHỤC NHAU.
      I. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC KHI VÂNG PHỤC NHAU:
      Điều khích lệ cho hai bạn là lượng giá hôn nhân không phải là đám cưới của mình hoành tráng như thế nào nhưng hôn nhân của chúng ta kéo dài được bao lâu? Có nhiều đám cưới rất nổi tiếng, rất ấn tượng nhưng lại chia tay nhau chỉ sau một thời gian ngắn mà thôi. Tỉ lệ ly hôn ở các nước Âu - Mỹ lên đến 50% hoặc hơn nữa. Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam ta cũng không phải là thấp. Tại sao như thế? Vì chỉ có hôn nhân mà không có tình yêu. Không có tình yêu thì không có sự vâng phục.
      Anh Nick Vujicic, đã sang thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 26/05/2013, tôi xin nhắc lại đám cưới của anh, một Cơ-Đốc nhân, 30 tuổi, người tật nguyền, không tay, không chân, quốc tịch Úc với cô Kanae Miyalara tại California trong ngày lễ tình nhân 14/02/2012… thật lãng mạn nhưng đơn giản.
      Hãy nghe anh Nick tâm sự trong lễ Đính hôn: “Phước hạnh lớn nhất của cuộc đời tôi sau cơ hội được sống là được cứu và được tương giao với Chúa, rồi bây giờ là được đính hôn với cô Kanae”. Rồi anh nói thêm: “Hồi 8 tuổi, tôi nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ lấy vợ được vì làm chồng kiểu gì mà ngay đến cả nắm tay vợ cũng chẳng được… Nhưng bây giờ tôi hiểu rằng dù tôi không có tay để nắm lấy tay nàng nhưng đã đến lúc tôi có thể giữ được trái tim nàng mà không cần đến đôi tay”. Làm thế nào mà Kanae có thể vâng phục chồng khi anh không có tay lẫn không có chân? Họ vâng phục nhau bằng trái tim. Kanae là đôi tay và đôi chân của Nick. Hiện nay, họ đã có với nhau một đứa con kháu khỉnh…".
      Nan đề hơn nhân xảy ra khi mỗi người sống và hành xử theo quyền tự do cá nhân của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người phối ngẫu: “Năm đầu, anh nói em nghe, năm thứ hai anh em cùng nói, cả hai nghe, năm thứ ba, anh em cùng la, hàng xóm nghe”. Trong hôn nhân, cả hai trở nên một nhưng ở đây, cả hai vẫn cứ là hai nên nan đề đã xảy ra từ đó. Hôn nhân của bạn có nguy cơ đổ vỡ nếu bạn lập luận rằng: Điều tôi muốn thì tôi làm, bất chấp người kia có đồng ý hay không. Một hôn nhân như thế, bạn chỉ biết yêu mình và không hề kinh nghiệm yêu thương người bạn đời của mình. Điều đó có nghĩa rằng không có gì phải ràng buộc, không có gì phải vâng phục, bình đẳng nam nữ mà. Thật ra, bạn chưa hiểu bình đẳng là như thế nào? Trong một công ty, mọi người đều bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm. Bình đẳng ở đây cũng không có nghĩa là tất cả chúng ta đều là những con người có nhân cách nhân phẩm như nhau nên có uy quyền bằng nhau, không cần phải tôn trọng nhau, cấp dưới không cần phải nghe lời cấp trên… Bình đẳng nhưng có tổ chức, có tôn ti trật tự thì cơ quan hay công ty đó mới tồn tại và phát triển được. Trong gia đình cũng thế, nam nữ bình đẳng nhau trên giá trị và nhân phẩm con người nhưng Chúa đặt người nam là chủ gia đình (chủ hộ):
      - Ê-phê-sô 5:22-25: Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh… Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.
      Nói như thế không có nghĩa là người vợ thấp kém hơn người chồng, người chồng cũng không được phép đối xử với vợ theo kiểu “chồng chúa - vợ tôi” nhưng để thiết lập một trật tự trong gia đình. Người vợ vì yêu chồng nên nàng tự nguyện vâng phục chồng và còn vui mừng để được vâng phục nữa: Anh yêu, anh bảo gì em cũng làm hết.
      Về phần người chồng thì sao?
      - Ê-phê-sô 5:25,28: Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phĩ chính mình vì Hội thánh. Chồng phải yêu vợ như chính thân mình…
      Người nữ là giống yếu đuối hơn nên người chồng phải yêu vợ nhiều hơn, yêu như chính mình. Yêu vợ như Chúa yêu Hội Thánh đến mức phó mình thì chồng cũng yêu đến mức hy sinh những gì mình có cho vợ được hạnh phúc. Vì yêu mà chồng cũng vâng phục vậy. Nếu vợ có sai bảo gì, chồng mà yêu thì sẽ nói: Em yêu, chuyện nhỏ, anh sẽ làm ngay đây…
      Người ta nói ngày 8 tháng 3 thì phụ nữ phải vùng lên cho nên có thơ rằng: “Hôm nay ngày 8 tháng 3, Tui giặt dùm bà cái áo của tui”. Người vợ không cần vùng lên ngày 8 tháng 3, hay ngày 14/02 hoặc ngày 22/10 đâu vì nếu mỗi năm chỉ có 3 ngày để được tự do hay được cưng chiều thì đâu có thấm gì cho suốt năm phục vụ chồng con phải không? Cuộc sống là sự chia sẻ trách nhiệm. Nếu đã yêu thương nhau và vâng phục nhau thì mỗi người sẽ vui để nhận lấy phần trách nhiệm của mình và còn làm hơn thế nữa, nhận luôn phần trách nhiệm của người phối ngẫu mà không cần tính toán, so bì.
      Khi vâng phục nhau thì gia đình hạnh phúc. Trong gia đình đầy tiếng cười vui với không khí êm ấm, đầm thấm. Khi vâng phục nhau thì làm vui lòng nhau và không làm tổn thương nhau… Khi vâng phục nhau thì không còn chổ cho ý riêng và hóa giải được những nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình. Thật tốt khi nghe người vợ nói rằng: Bạn ơi, cảm ơn bạn đã rũ mình đi chơi nhưng để mình hỏi ý chồng mình đã, nếu anh vui lòng thì mình sẽ đi với bạn… Điều bạn nói nghe hấp dẫn đó nhưng để mình hỏi ý chồng mình xem sao, vì anh ấy là người quyết định… Thật tốt khi nghe người chồng nói rằng: Tôi không đi ăn với anh được đâu, vợ tôi đã chuẩn bị bữa cơm gia đình ở nhà, tôi không muốn làm cho nàng buồn… Tôi đề nghị cô chấm dứt sự quấy rối như thế, tôi đã có một người vợ tuyệt vời ở nhà, tôi không muốn làm cho nàng thất vọng…
      Câu chuyện minh họa:
      - Giận chồng ham chơi bida, gọi hồi vẫn khơng chịu về ăn cơm, chị Đinh Thị Y. (20 tuổi, đang mang thai 4 tháng, ngụ xã An Hưng) đã uống thuốc trừ sâu tự tử, rất may người nhà phát hiện kịp thời nên Y. đã được cứu sống.
      - Sau khi dự đám cưới em vợ về, ông H. vào giường ngủ. Trằn trọc mãi vẫn khơng chợp mắt được vì vợ xem tivi bên ngồi ồn ào, ông H. bảo vợ tắt tivi nhưng bà vẫn tiếp tục xem do bộ phim Hàn Quốc đang hồi hấp dẫn.
      Bực mình vì nói vợ không nghe, ông H. lặng lẽ ra vườn sau nhà treo cổ tự tử.
      Dù chúng ta trách sao có những con người cạn nghĩ và nông nỗi như thế nhưng sự thiếu vâng phục thật đã gây ra nhiều nan đề trong cuộc sống hôn nhân của họ.
      II. KÍNH SỢ CHÚA ĐỂ CÓ THỂ VÂNG PHỤC NHAU:
      Thật không dễ để vâng phục nhau trong mọi chuyện đâu, vì ai cũng có tính tự ái và luôn có trong mình cái tính ương ngạnh, bất phục tùng người khác, cho dù đó là người thân yêu. Khi thấy dễ chịu, tâm lý thoải mái thì dễ vâng phục nhưng khi gặp chuyện bực mình, cau có thì khó mà vâng phục. Khi mỗi người đều yêu cái tôi của mình thì việc vâng phục nhau là vấn đề nan giải, vì ai cũng thích sai khiến người khác theo ý của mình mà không muốn mình làm theo ý người khác. Người ta nói: Yêu là chết trong lòng một ít… Chỉ một ít thôi thì chưa đủ, trong khi vâng phục thì cần chết tánh tư kỷ nhiều hơn. Nhưng Lời Chúa đã có câu trả lời cho vấn đề nan giải nầy: Hãy kính sợ Chúa mà vâng phục nhau…
      Tại sao kính sợ Chúa thì có thể vâng phục nhau được?
      Vì người kính sợ Chúa là người yêu mến Chúa, không muốn làm cho Chúa buồn nên luôn giữ được đời sống tin kính của mình. Biết sống yêu thương, khiêm nhường, nhịn nhục, khoan dung, nhân từ, đồng tâm tình như Chúa Giê-xu, học gương vâng phục của Chúa Giê-xu: Vâng phục cha mẹ về phần xác, vâng phục ý chỉ Cha trên trời mọi đường…
      Một người kính sợ Chúa sẽ khiêm nhường mà vâng phục người khác và nhất là trong hôn nhân. Sự vâng phục nhau hằng ngày là nếp sống vui thỏa mà không phải là một gánh nặng khó chịu. Điều nầy lý giải tại sao tỉ lệ ly hôn ngoài Chúa trên 50% nhưng trong Chúa chỉ 0,5%, nghĩa là nguy cơ sự đổ vỡ trong hôn nhân vì thiếu vâng phục của những người không kính sợ Chúa cao gấp 100 lần hơn…
      Đứng trước một cám dỗ của sự thiếu vâng phục, người có lòng tin kính Chúa sẽ nghĩ rằng: Tôi đang đứng trước một sự lựa chọn: Làm điều Chúa đẹp lòng hay làm điều Chúa buồn lòng? Tất nhiên, có sự tranh chiến trong lòng nhưng tôi muốn làm điều Chúa vui lòng hơn. Sự kính sợ Chúa khiến cho anh phải vâng phục. Tôi nói ví dụ: Đứng trước cám dỗ tình cảm với một người thứ ba, điều đầu tiên anh nghĩ ngay đến Chúa rồi sau đó mới đến người bạn đời, Chúa biết dù vợ mình không biết… chính vì thế mà anh vâng phục được, không làm điều xấu và đem lại sự an toàn cho gia đình mình. Ngược lại, với một người không có Chúa, anh không nghĩ đến cả vợ của mình ở nhà hoặc có nghĩ như thế nầy: Điều mình đang làm là không phải đây nhưng chắc gì nàng biết, đó là chuyện thường tình, giỡn chơi một chút chứ mình có phản bội nàng đâu nào… Cứ thế, anh chiều chuộng cái tôi của mình cho đến khi quá đà, anh đã bội tình vợ mình.
      Trong một thế giới mà người ta cổ xúy cho quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do của phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình một cách quá đáng và lệch lạc khiến cho người phụ nữ có cảm giác như mình lâu nay làm nô lệ trong gia đình, tù túng trong sự quản lý của chồng, nay nàng phải đứng lên tự giải phóng chính mình ra khỏi sự ràng buộc đó và thế là, nàng đã phá tan cái tổ ấm của mình…
      Cám dỗ của sự thiếu vâng phục đầy dẫy khắp nơi. Hãy nghe sự chào mời hấp dẫn của nó: Từ ngày lấy chồng tôi thấy chị quê mùa quá, bỏ hết mối quan hệ với bạn bè ngày xưa, không biết ăn chơi cho sướng mà lam lũ trong cái nhà tù gia đình… Tôi thấy thương cho chị quá. Ngoài kia có lắm trò vui mà chị nào đâu biết. Chồng chị chắc gì chung thủy với chị đâu, ăn vụng khéo chùi mép thế thôi. Còn chị, chị hy sinh chi cho lắm mà khổ cái thân, không biết hưởng thụ cuộc đời…
      Nếu là người không kính sợ Chúa, nàng có thể nghĩ: Cô ấy nói cũng có lý. Mình chỉ thấy thiệt thân. Thôi, giấu chồng đi chơi với chúng nó một bữa cho thỏa thích… Nhưng, nếu là người kính sợ Chúa, nàng sẽ trả lời: Cảm ơn bạn, tôi thật hạnh phúc trong cái gia đình nầy. Chồng tôi đã đem lại cho tôi tất cả những gì quí hơn, tốt hơn mà tôi có thể có được ở bên ngoài. Tôi thấy thỏa lòng và không muốn làm buồn lòng Chúa của tôi, chồng tôi và các con tôi.
      Lời Chúa dạy dỗ: I Phi-e-rơ 3:1-2: Hỡi người làm vợ, hãy phục chồng mình, hầu cho nếu cĩ người chồng nào khơng vâng theo Đạo, dẫu chẳng lấy lời khuyên bảo, chỉ bởi cách ăn ở của vợ, cũng đủ hĩa theo, vì thấy cách ăn ở của chị em là tinh sạch và cung kính.
      Hoặc cám dỗ đến với người chồng: Tiền lương anh đưa cho vợ thế là quá tốt rồi, còn tiền thưởng, anh cất riêng để anh em mình vui chơi thư giãn có cái để tiêu xài. Vợ là nhà băng nộp vô thì dễ mà lấy ra thì khó, anh phải có quỹ đen chứ? Bao nhiêu thú vui đang chờ đợi chúng mình. Đàn bà ở nhà là đúng rồi, có thiệt một chút cũng chả sao… Riêng cánh đàn ông chúng mình phải bay nhảy mới đáng mặt đàn ông chứ? Nếu không kính sợ Chúa, anh nghĩ rằng: À, anh nói cũng có lý, mình chỉ vui chơi một chút có thiệt hại đâu nào. Nếu là người kính sợ Chúa, anh sẽ nghĩ khác: Nhà mình còn khổ lắm, số tiền thưởng nầy sẽ làm vợ mình vui mừng lắm đây, thế là có cái xe đạp cho con gái đi học, bộ đồ mới cho con trai và quần áo mới cho vợ mình. Tội nghiệp, từ ngày lấy nhau nàng không có sắm sửa gì… Điều này Chúa sẽ vui lòng đây.
      Lời Chúa dạy dỗ: I Phi-e-rơ 3:7: Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khơn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải tơn trọng họ, hầu cho khơng điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em.
      Kính sợ Chúa để yêu thương nhau, yêu thương nhau để vâng phục nhau, đó là chất keo kết dính giữa hai từ: Hôn nhân - hạnh phúc của hai bạn.
      Ai cũng muốn xây mái ấm gia đình của mình vững bền trăm năm nhưng mấy ai làm được như thế nếu không xây dựng gia đình với người cùng niềm tin nơi Chúa, cùng có một lòng kính sợ Chúa để sống vâng phục nhau:
      - I Cô-rinh-tô 7:3-4: Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng; chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là vợ.…
      Vâng phục cũng không có nghĩa làm bất cứ điều gì dù điều đó không đúng. Không phải chồng bảo vợ làm điều sai trái thì vợ cũng làm đâu nhưng phải đặt tiêu chuẩn trên sự kính sợ Chúa. Kính sợ Chúa thì sẽ làm điều tốt và vâng phục điều tốt mà thôi. Ví dụ như xã hội có những người chồng, người vợ thỏa thuận, thông đồng với nhau để lừa tình, lừa tiền của người khác nhưng người kính sợ Chúa thì không làm điều đó hoặc không thể vâng phục điều đi ngược với đời sống tin kính của mình.
      Kết luận:
      Có một bài thơ hay tâm lý tình cảm của nhà thơ Thuận Hữu với đề tài “Một phút xao lòng”. Bài thơ ấy như sau:
            Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
            (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
            Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
            Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng
            Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
            Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
            Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được
            Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn
            Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
            Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
            Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như nuối tiếc
            Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn
            Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn
            Và cảm thấy mình như người có lỗi
            (Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
            Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn)
            Mà có trách chi những phút xao lòng
            Ai cũng có một thời đề yêu và một thời để nhớ
            Ai cũng có những phút giây ngồi chồng ngồi vợ
            Đừng có trách chi những phút xao lòng!
      Trong đời sống hôn nhân có thể có những phút xao lòng cần phải rộng lượng, khoan dung và cảm thông. Tuy nhiên để cho những phút xao lòng ấy không biến thành giông bão thì cần phải kính sợ Chúa để vâng phục nhau. Có như thế, sức mạnh của tình yêu của bạn sẽ được tăng lên, đánh tan đi những phút xao lòng chợt đến. Đó là cái thắng cần thiết để chiếc xe hôn nhân của bạn kịp dừng lại trước vực thẳm của sự cám dỗ.
      Những gia đình kính sợ Chúa là những gia đình hạnh phúc mà trong đó sự vâng phục trở nên thói quen hằng ngày mà cả hai người đều tìm thấy niềm vui, bình an ở trong đó. Đức Chúa Trời luôn ban phước trên những gia đình như thế và tôi mong rằng Đức Chúa Trời ban phước trên gia đình của hai em khi hai em chọn câu Kinh Thánh: Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau (Ê-phê-sô 5:21).
      Nếu kính sợ Chúa mà vâng phục nhau thì không còn chổ cho nghi ngờ, ghen bóng, ghen gió mà tin cậy nhau hoàn toàn. Để giữ trái tim lẫn nhau, thì không cần có đôi tay như anh Nick và cũng không cần có đôi mắt dò xét hay đôi chân để chạy tới chạy lui điều tra xét hỏi nữa… Đôi tay chỉ để ôm ấp, đôi mắt chỉ để nhìn nhau yêu thương và đôi chân để đi trên con đường hạnh phúc…
      Để xây dựng đời sống lứa đôi kính sợ Chúa mà vâng phục nhau, hai em phải có thì giờ đọc Kinh Thánh, cầu nguyện chung với nhau mỗi ngày, đi nhóm thờ phượng Chúa và góp phần hầu việc Chúa trong ban ngành, trong Hội Thánh, chắc chắn sẽ gia tăng thêm hạnh phúc gia đình. Rồi đây sẽ có con cái, nếu chúng thấy nơi hai em lòng kính sợ Chúa, vâng phục nhau chúng cũng sẽ kính sợ Chúa mà vâng phục cha mẹ vậy.
      Vài lời cho cha mẹ và hai họ đôi bên:
      Xin quí vị tạo điều kiện tốt nhất cho gia đình mới là hai con của mình được sinh hoạt thờ phượng Chúa thường xuyên, khích lệ họ giữ đời sống tin kính Chúa, yêu thương nhau, hổ trợ họ về mọi mặt ban đầu, làm cho hạnh phúc gia đình của con em mình mỗi ngày được thêm lên… Riêng hai em phải đối xử thật tốt với cha mẹ và dòng họ đôi bên, xứng đáng là dâu hiền, rể thảo được mọi người yêu mến, ủng hộ.
      Nguyện Chúa thêm sức cho hai em cũng như mỗi gia đình của chúng ta trong cuộc sống hôn nhân đủ ơn của Ngài để thực hiện được mạng lịnh của Chúa hầu gia đình chúng ta sống hạnh phúc lâu bền, đem lại vinh hiển danh Chúa. A-men!

      MsNc Đinh Thuận




Đăng tin: Phước Hạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét