Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

Quan Điểm Của Kinh Thánh Về Hôn Nhân Đồng Tính - Phần 1 (03/07/2015)


A. TỪ NGỮ
      1. Y học dùng từ nào để chỉ các trường hợp rối loạn giới tính?
      Bisexuality: Tình trạng lưỡng tính, ái nam ái nữ (ái: không rõ ràng, mờ mịt)
      Bisexual: (1) Người lưỡng tính. (2) Lưỡng tính luyến ái: loạn dâm với cả hai giới (tự coi mình là người lưỡng tính và có hoạt động tình dục đối với cả hai giới).
  Hermaphrodism = Hermaphroditism (Hi-lạp: Hermês: thần Mercure; Aphrodite: nữ thần Venus; -ismos: tình trạng): Lưỡng giới, lưỡng tính, bán nam bán nữ, ái nam ái nữ: Tình trạng có cả tinh hoàn lẫn buồng trứng trong cùng một cơ thể.
      Hermaphrodite (Hi-lạp: Hermaphroditos: con của Hermes và Aphrodite, con do nam nhập vào nữ tạo thành): Hai nghĩa: (1) Lưỡng tính nói chung; (2) Hiện tượng cái tính đực (âm vật to giống như dương vật nam giới).
     Lateral hermaphrodism: Lưỡng tính bên: Tinh hoàn nằm bên này còn buồng trứng nằm bên kia.
      Unilatteral hermaphrodism: Lưỡng tính một bên: cả tinh hoàn lẫn buồng trứng nằm về một bên.
      Bilateral hermaphrodism: Lưỡng tính hai bên: cả hai bên đều có tinh hoàn và buồng trứng.
      Transverse hermaphrodism: Lưỡng tính ngang: Cơ quan sinh dục ngoài là của giới này còn cơ quan sinh dục trong lại là của giới kia.
      True hermaphrodism: Lưỡng tính thật sự.
      Pseudohermaphroditism (Hi-lạp: Pseudo-: giả): Lưỡng tính giả: tuyến sinh dục là của giới này trong khi đó đặc điểm sinh dục phụ và bộ phận sinh dục ngoài lại là của giới kia.
     Gynandry = Gynandrism (Hi-lạp: gyne-: nữ): Hiện tượng lưỡng tính giả đực.
      Gynandroid (Hi-lạp: andr-: nam): Người lưỡng tính giả nam (nữ dạng nam).
      Androgynus (Androgynism): Hiện tượng lưỡng tính giả cái.
      Androgynoid: Người lưỡng tính giả nữ (nam dạng nữ).
      Sex: (danh từ) giới tính; sự hấp dẫn lôi cuốn về thể xác, nhục dục; (động từ) hoạt động tình dục.
      Heterosexuality (Hi-lạp: eteros = khác): Dị tính luyến ái: Tình trạng hấp dẫn tình dục đối với khác giới, có thể là bình thường hay bất thường. Nếu trở nên bất thường, có thể tạm dịch là loạn dâm dị giới.
      Homosexuality = urningism = urnism: Đồng tính, đồng tính luyến ái, tình dục đồng giới: Tình trạng hấp dẫn tình dục đối với cùng giới (luyến: mến, trong lòng vương vít vào cái gì không thể rứt ra được; ái: yêu thích, quí trọng, thân yêu).
      Homosexual: Người đồng tính luyến ái.
     Pederasty (Pédérastie, pédophilie - Hi-lạp: paidos: trẻ em; erastes: người yêu): Tình trạng đồng dâm nam, loạn dâm nam, loạn dâm đồng tính nam, đồng tính luyến ái nam (nam yêu nam, thường đi đôi với loạn dâm trẻ em).
      = Uranism (Hi-lạp: ouranos: trời; eran: yêu): Loạn dâm hậu môn.
      = Sodomy (Sodom: thành Sodom, nổi tiếng về loạn dâm nam – xem chi tiết bên dưới): Hai nghĩa: (1) Loạn dâm hậu môn; (2) Loạn dâm với súc vật (= Zoophilie).
      = Việt: trai điếm, điếm đực, đĩ đực, trai bán dâm.
      = Hán-Việt: kê gian = “dâm hiếp đàn ông” (kê: con gà; gian: gian giảo; gian dâm; kẻ ác); vĩ gian: (vĩ: cái đuôi; chim muông giao tiếp nhau); mại dâm nam (Mại: bán; làm hại người để lợi mình. Dâm: trai gái giao tiếp vô lễ; quá mức; mê hoặc).
      Pederast (= uranist, tiếng lóng trong tiếng Anh: gay): Người loạn dâm hậu môn (nam). Từ “pê-đê” mà người dân quen dùng bắt nguồn từ chữ này.
       Pederosis: Loạn dục trẻ em.
     Pedophilia: Chứng yêu trẻ em: ham muốn tình dục với trẻ em (bất bình thường).
    Lesbian (lesbios: đảo Lesbos, nổi tiếng về loạn dâm nữ) = Sapphism (Sappho: nữ thi sĩ / kẻ xúi dục loạn dâm nữ nổi tiếng) = tribadism = tribady (tribein: cọ xát): Đồng dâm nữ, loạn dâm nữ, loạn dâm đồng tính nữ, đồng tính luyến ái nữ (nữ yêu nữ). Tiếng lóng trong tiếng Anh: Les.
      Tribade: Nữ giữ vai nam trong đồng tính ái nữ (thường có âm vật lớn).
     Transvestisme: Cải trang khác giới: Loạn dâm biểu hiện ở sự thỏa mãn tình dục bằng cách sờ mó hoặc mặc quần áo của đối tượng khác giới.
      Trans-sexualisme: Chuyển giới tính: Người thuộc giới này mà cứ nhất định nghĩ mình thuộc giới khác và đòi phẫu thuật giới tính.
      Masochism (đặt theo tên của một người Đức: Sache-Masoch): Loạn dâm thích đau, khổ dâm bị động: muốn được thỏa mãn tình dục phải được đối tượng làm cho mình đau đớn về tinh thần hay thể chất, thường bằng việc đánh đập, tra tấn. Một hình thức gián tiếp chế ngự bạn tình qua sự suy yếu của mình. Đây là một loại bệnh tâm lý do suy yếu các tuyến sinh dục và thượng thận, cần phải kích thích đau để kích dục thường gặp ở nam giới. Ở nữ giới hiếm khi gặp và chỉ là sinh lý như là một sự lệ thuộc vào nam giới.
      Sadism (đặt theo tên của Marquis de Sade, người Pháp vào Tk 18 bị bệnh này): Loạn dâm gây đau, khổ dâm chủ động: muốn được thỏa mãn tình dục phải gây cho đối tượng đau đớn về tinh thần hay thể chất.
    Algolagnia (algos: đau; lagneia: sùng bái): từ chỉ chung sadism và masochism.
     = Flagellation: (1) đánh roi; (2) dùng roi đánh vùng mông, chậu để kích thích tình dục (Các nhà nghiên cứu khuyên tránh đánh roi trẻ em vì có thể là kích thích đầu tiên của bản năng tình dục).
      Satyriasis: Cuồng dâm nam: Kích thích tinh thần mạnh đi kèm với sự đòi hỏi tình dục bất thường ở phái nam. Đây là tình trạng bệnh lý tâm lý cấp tính và thường bị tình trạng đồng bóng, kích thích ngoài da, suy nhược thần kinh, thủ dâm và những suy nghĩ không lành mạnh làm trầm trọng thêm. Trí tưởng tượng kéo theo ham muốn nhục dục. Hay kèm thêm chứng cương đau dương vật. Đây chỉ là một biểu hiện của bệnh rối loạn tâm thần. Thường ít gặp hơn cuồng dâm nữ.
      Priapism (Priapos: thần sinh sản): (1) tính dâm đãng; (2) chứng cương đau dương vật (tình trạng bất thường dương vật cương đau liên tục mà không do ham muốn tình dục. Thường do tổn thương tủy sống hay bệnh của thể hang dương vật. Cũng có thể do phản xạ kích thích cảm giác ngoại biên, do kích thích vật lý dây thần kinh hay trung tâm thần kinh trong khi không có sự thôi thúc tình dục hay do kích thích tâm lý về tình dục ở người cuồng dâm nam).
      Nymphomania (nymphae: trinh nữ; mannia: điên, loạn trí) = furor femininus = furor uterinus: Cuồng dâm nữ: Sự ham muốn, đòi hỏi về tình dục thái quá ở phái nữ.
      Exhibitionism: Loạn dâm phô trương: cơn bốc đồng bất thường khiến cho một người phô bày thân thể nhất là bộ phận sinh dục cho người khác phái. Thường gặp trong liệt nhẹ, chứng lú lẫn người già, động kinh và các bệnh tâm thần khác.
      2. Thánh Kinh dùng từ nào để chỉ các trường hợp rối loạn giới tính?
      Có nhiều từ ngữ (Hi-lạp lẫn Hêbơrơ) mô tả trực tiếp, nhưng cũng có nhiều từ gián tiếp chỉ các trường hợp rối loạn giới tính. Dưới đây là một số từ cùng với nghĩa và từ do các bản dịch Kinh Thánh khác nhau dùng.
      Moikós = Nam gian dâm: Luca 18:11 gian dâm. I Côrintô 6:10 kẻ ngoại tình. Hêbơrơ 13:4 kẻ phạm tội ngoại tình. Giacơ 4:4 bọn tà dâm.
     Moikalis = Nữ thông gian - nữ gian dâm - dáng dấp gian dâm: Mathiơ 12:39; 16:4; Mác 8:38 gian dâm. Rôma 7:3 đàn bà ngoại tình. II Phierơ 2:14 sự gian dâm.
      Malakos (tĩnh từ) = mềm mại - mềm mịn - yểu điệu; (danh từ) = người đồng tính luyến ái: I Côrintô 6:10 Bản Kinh Thánh truyền thống dịch: kẻ làm dáng yểu điệu. Các bản dịch Kinh Thánh khác: đồng tính luyến ái, nữ đồng tính luyến ái, tình dục đồng giới, trụy lạc, hay những đàn ông con trai làm điếm.
     Arsenokoites (danh từ) = người loạn dâm đồng giới nam: I Côrintô 6:10; I Timôthê 1:10 Bản Kinh Thánh truyền thống dịch: kẻ đắm nam sắc. Các bản dịch Kinh Thánh khác: đồng tính luyến ái, nam đồng tính luyến ái, tình dục đồng giới, kê gian (loạn dâm đồng giới nam).
      Belial (Bê-li-an) = Đây là từ khó giải thích, hàm ý ác và vô giá trị. Cụm từ “con trai của Bêlian”, “người của Bêlian” có nghĩa là một người rất gian ác. Trong Cựu ước, tên này được dùng nhiều lần dùng để ám chỉ (và do đó được dịch là): kẻ gian tà (Quan xét 19:22; 20:13; I Samuên 2:12; II Samuên 16:7; 20:1), gian ác (I Samuên 1:16), phỉ đồ (I Samuên 10:27), dữ, người hung ác (I Samuên 25:17,25), kẻ gian phạm (I Vua 21:10,13), kẻ du đãng (II Sử ký 13:7), bợm, bợm buôn hương, bợm rượu (Phục truyền 24:7; I Vua 3:16; 22:38; Châm ngôn 7:10; 23:20,21; Êsai 28:1,3), bợm vĩ-gian (loạn dâm đồng giới) (I Các vua 14:24; 15:12; 22:47; II Vua 23:7); v.v... . Trong Thi thiên 18:4; 116:3 được dịch là “sự chết”. Trong Tân ước, tên Belial đồng nghĩa với “Satan” (II Côrintô 6:15).
      Sô-đôm (= qadesh: tiếng Hêbơrơ nghĩa đen là hiến dâng, tận hiến; nghĩa bóng là trai điếm) = tên một thị trấn ở thung lũng sông Giô-đanh gần Biển chết vào thời Ap-ra-ham, ông tổ người Do Thái (khoảng 2000 năm TC - Sáng thế ký 13:12; 19:29). Thị trấn này nổi tiếng về sự gian ác và băng hoại đạo đức (Sáng thế ký 18:20; Êxêchiên 16:49-50) đến nỗi không có tới 10 người công chính (Sáng thế ký 18:22-32). Loạn dâm đồng giới là một hình thức tế lễ. Từ Sô-đôm đã đi vào tục ngữ “giống như thành Sô-đôm”, và thành Sô-đôm trở thành tấm gương phải tránh cho ngàn đời sau (Phục truyền 29:23-25; 32:32; Êsai 1:9; 13:19; Giêrêmi 23:14; 49:18; Mathiơ 10:14-15; 11:23-24; Rôma 9:29; II Phierơ 2:6; Khải huyền 11:8).
      Tình trạng đồng tính luyến ái nam ở Sô-đôm (Sáng thế ký 19:4-8; Giuđe 1:7; Rôma 1:27) nổi tiếng đến nỗi trở thành gốc của từ ngữ hiện đại là “sodomy” (trai điếm - xem trên). Người Sô-đôm xem đó như là một nghi lễ tôn giáo và hình thức này lan rộng khắp vùng xung quanh, đến nỗi luật Môi-se phải đề cập riêng (Phục truyền 23:17,18 - “giá trả cho một con chó” ở câu 18 là thành ngữ mang nghĩa bóng nói đến tiền công của một qadesh - với nghĩa trai điếm; người Hi-lạp gọi là kinaidos, do cách tự biến mình thành đê tiện như chó - Khải huyền 22:15).
B. GIỚI TÍNH - SỰ BÌNH THƯỜNG VỀ CƠ THỂ
      3. Hệ sinh dục là gì? Như thế nào là hệ sinh dục bình thường?
      Hệ sinh dục là một hệ thống các cơ quan bộ phận của cơ thể con người có nhiệm vụ trong việc lưu truyền nòi giống. Ở người, cơ thể nam khác cơ thể nữ (gọi là cơ thể đơn tính) và hệ sinh dục nam khác với hệ sinh dục nữ (hình ảnh hệ sinh dục xin tham khảo ở các tài liệu khác). Ở một số loài sinh vật, trong một cơ thể có cả hai hệ sinh dục nam và nữ (gọi là cơ thể lưỡng tính).
      Bình thường, hệ sinh dục nam gồm có 2 tinh hoàn (sản xuất tinh trùng, sản xuất kích thích tố testosteron để biến đổi cơ thể người nam sẵn sàng cho việc truyền giống và giúp đỡ người nữ trong việc nuôi con), ống dẫn tinh và túi tinh (lưu giữ tinh trùng chờ phóng tinh), tiền liệt tuyến (sản xuất tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng) và dương vật (đưa tinh trùng sang hệ sinh dục nữ).
      Hệ sinh dục nữ gồm có 2 buồng trứng (sản xuất noãn, sản xuất kích thích tố estrogen va progesteron để biến đổi cơ thể người nữ sẵn sàng cho việc thụ tinh, đón nhận con, nuôi dưỡng con khi còn bên trong cơ thể lẫn khi con đã được sinh ra và sinh con), ống dẫn trứng, tử cung (nuôi con bên trong cơ thể) và âm đạo (đón nhận tinh trùng và sinh con).
      Thông thường người ta dựa vào hình dáng thấy được bên ngoài của hệ sinh dục mà phân biệt bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong. Và cũng dựa vào đó mà phân biệt một người là nam hay nữ. Điều này không hoàn toàn đúng. Để quyết định là nam hay nữ, y học thường dựa vào tinh hoàn và buồng trứng, tuy nhiên điều này dù đúng nhưng không đủ. Hiện nay, để xác định chính xác là nam hay nữ, người ta căn cứ vào yếu tố di truyền (gien) bằng xét nghiệm tế bào.
      4. Hệ sinh dục bình thường phát triển ra sao?
      Sự phát triển của hệ sinh dục được gọi là sự phát dục. Sự phát dục là sự lớn lên (phát triển) và hoàn chỉnh (trưởng thành) của hệ sinh dục, và cũng chính là sự lớn lên và hoàn chỉnh về mặt giới tính của toàn bộ cơ thể. Không thể và cũng không nên tách rời hệ sinh dục ra khỏi cơ thể. Nói cách khác, sự phát dục là quá trình để một con người thực sự trở thành đàn ông hay đàn bà. Khi sự phát dục đạt đến độ trưởng thành sẽ có các đặc điểm mà bên ngoài có hay không thể nhìn thấy được như sau:
      a. Các hiện tượng căn bản (bên ngoài không thể nhìn thấy được): Hệ sinh dục sản xuất tinh trùng (nam) và trứng (y học hay dùng từ noãn) (nữ) có đủ sức sống và khả năng kết hợp với nhau tạo thành thai. Ở trẻ con đôi khi cũng có tinh trùng hay trứng nhưng không thể kết hợp thành thai. Hệ sinh dục còn sản xuất các kích thích tố để giúp làm cho cơ thể phát triển thành đàn ông hay đàn bà và đủ khả năng đón nhận con, nuôi dưỡng con.
      b. Các đặc điểm sinh dục chính (bên ngoài nhìn thấy được): Gọi là chính bởi vì là điển hình cho giới tính, chỉ có ở một giới. Đặc điểm sinh dục chính gồm có: kinh nguyệt (ở nữ, từ 13 - 14 tuổi) và xuất tinh (lần đầu ở nam từ 14 - 15 tuổi). Kinh nguyệt ở nữ là dấu dậy thì quan trọng vì đã có xuất hiện trứng (nghĩa là có thể có con). Ngược lại, xuất tinh lần đầu ở nam không được xem là dấu dậy thì quan trọng vì có khi chỉ là tinh dịch mà chưa có tinh trùng. Người ta tạm dùng hai đặc điểm này làm mốc của sự dậy thì. Tuy nhiên, hệ sinh dục của cả nam lẫn nữ, phải đợi đến 18, 20 tuổi mới hoàn chỉnh, nghĩa là buồng trứng hay tinh hoàn mới thực sự hoàn thiện và làm việc đều đặn để thực sự có khả năng sinh con khỏe.
      c. Các đặc điểm sinh dục phụ (bên ngoài nhìn thấy được): Gọi là phụ bởi vì không phải là điển hình cho giới tính, cả nam lẫn nữ đều có thể có, khi có khi không, khi nhiều khi ít, hoặc người có nhiều người có ít. Đặc điểm sinh dục phụ gồm có: (1) Lông sinh dục xuất hiện (13 tuổi ở nam và 12 tuổi ở nữ) và sau đó là ở nách và nam giới thêm râu ở tuổi 16. (2) Bắt đầu có mụn (chỉ gây khó chịu về tâm lý và sẽ tự động hết khi lớn). (3) Bể tiếng (chỉ trong vòng hai năm, nam 15 - 17 tuổi, nữ 13 - 15 tuổi; giọng của nam xuống hơn một bát âm, còn nữ chỉ xuống vài nốt; điều này chỉ gây khó chịu về tâm lý). (4) Hình dáng: Nữ: phát triển ngực và xương chậu, tóc dài, cơ thể tích mỡ trở nên tròn trịa; còn ở nam: xương và cơ bắp phát triển trở nên rắn rỏi, mạnh mẽ, tóc đổi hướng.
      Có thể vắn tắt các giai đoạn phát triển thành đàn ông và đàn bà như sau:
      - tiền dậy thì: 12 - 14 tuổi: bể tiếng, mọc lông, … (đặc điểm sinh dục phụ).
      - dậy thì: 14 tuổi: thật sự có kinh hoặc xuất tinh (đặc điểm sinh dục chính).
      - giai đoạn cập kê: nữ 14 - 15 tuổi, nam 17 - 18 tuổi (thành đàn ông đàn bà, thật sự có thể sinh con cái).
      Từ lúc có dấu hiệu dậy thì đầu tiên cho đến khi hoàn tất sự phát triển về mặt sinh dục phải mất ít nhất 4 - 5 năm.
      5. Khi nào có thể gọi một con người là trưởng thành?
      Về mặt Y - Xã hội học, trưởng thành không có nghĩa là có thể có con mà là có thể lập gia đình.
      Về mặt cơ thể, 14 - 15 tuổi có thể có các hành động tính dục và có thể sinh con, nhưng thực sự để có thể có con khỏe mạnh phải chờ đến 18 - 20 tuổi, khi hệ sinh dục đã hoàn chỉnh. Sự phát dục của một con người được gọi là hoàn tất khi con người đó đã có đủ khả năng sinh sản ra những người con tốt lành. Tuy nhiên, khả năng sinh con cái mạnh khỏe mới chỉ là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt cơ thể.
      Về mặt tinh thần và xã hội, cần chờ thêm vài năm nữa, đến khoảng 20 - 22 tuổi trở đi mới nên lập gia đình. Bởi vì đến lúc này, nếu được sống và được giáo dục trong môi trường tốt, người lớn mới này mới có tương đối đủ tinh thần trách nhiệm, kiến thức và kỹ năng nuôi dưỡng con cái cũng như quản lý gia đình.
      Như vậy, một con người được gọi là trưởng thành đúng nghĩa là khi con người đó đã hoàn thiện về cơ thể (có thể sinh con khỏe), về tinh thần (sáng suốt, hiểu biết về cơ thể, sinh đẻ, cuộc sống, …) và về quan hệ xã hội (20 - 22 tuổi, có nghề nghiệp, đủ sức nuôi mình và người khác, đủ tinh thần trách nhiệm, có khả năng quản lý một tập thể nhỏ, …).
C. LƯỠNG TÍNH - SỰ BẤT THƯỜNG VỀ CƠ THỂ
      6. Lưỡng tính là gì?
      Lưỡng tính (hermaphrodism) là một bất thường về mặt cơ thể. Người lưỡng tính là người có cả cơ quan sinh dục nam (nhất là tinh hoàn) lẫn cơ quan sinh dục nữ (nhất là buồng trứng) trong cơ thể của mình. Tinh hoàn và buồng trứng đó có thể nằm riêng biệt hoặc kết hợp với nhau. Nếu nằm riêng biệt, có thể nằm cùng một bên cơ thể (lưỡng tính một bên) hay khác bên (lưỡng tính bên) hay cả hai bên (lưỡng tính hai bên). Đôi khi có tình trạng bộ phận sinh dục ngoài là của giới này còn bộ phận sinh dục trong lại là của giới kia (lưỡng tính ngang); hoặc tuyến sinh dục (tinh hoàn hay buồng trứng) là của giới này trong khi đặc điểm sinh dục phụ (hình dáng bên ngoài) và bộ phận sinh dục ngoài lại là của giới kia (lưỡng tính giả). Có 2 loại lưỡng tính giả: lưỡng tính giả nam (thực sự là nữ nhưng hình dạng cơ thể bên ngoài là nam), và lưỡng tính giả nữ (thực sự là nam nhưng hình dạng cơ thể bên ngoài lại là nữ).
      Thông thường, ở người lưỡng tính, bộ phận sinh dục ngoài thường không hoàn chỉnh (một cách rõ hoặc không rõ nét) và hình dạng cơ thể bên ngoài của họ thường thiên về một giới, nam (nam lưỡng tính) hay nữ (nữ lưỡng tính). Vì hệ sinh dục phát triển không hoàn chỉnh nên thường vô sinh (không có khả năng sinh sản). Trong xã hội, thường gặp nữ lưỡng tính hơn là nam lưỡng tính.
      7. Nguyên nhân của tình trạng lưỡng tính là gì?
      Tình trạng lưỡng tính là do sai lệch nhiễm sắc thể. Còn tại sao lại sai lệch nhiễm sắc thể vẫn còn là điều mà y học chưa biết rõ. Lưỡng tính được xem là một khuyết tật của cơ thể con người.
      8. Lưỡng tính có phải là đồng tính luyến ái không?
      Hoàn toàn không phải. Lưỡng tính thuộc lĩnh vực cơ thể, còn đồng tính luyến ái lại là vấn đề thuộc lĩnh vực tinh thần và quan hệ xã hội. Người lưỡng tính hay bị người khác cho là đồng tính luyến ái vì hai lý do chính: (1) tưởng lầm: có mối quan hệ nam nữ với người khác giới nhưng vì hình dáng bề ngoài giống như đồng giới nên bị hiểu lầm; và (2) lợi dụng tình trạng lưỡng tính của mình để làm điều không đúng.
      Tuy nhiên như đã nêu, có trường hợp lưỡng tính thật sự (rất ít) do hệ sinh dục không hoàn chỉnh từ nhỏ, các nội tiết tố Nam hay Nữ không đủ để kích thích sự phát triển giới một cách hoàn chỉnh, vì vậy có một số người lưỡng tính có những ý nghĩ, thái độ hay hành động giống như đồng tính luyến ái mà thực sự không phải là chủ ý của họ. Lưỡng tính loại này rất dễ sa vào con đường đồng tính luyến ái. Chúng ta cần hiểu để không đối xử sai và bản thân người lưỡng tính đó cũng phải hiểu để không sa vào con đường xấu.
D. ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI - BẤT THƯỜNG VỀ TINH THẦN
VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
      9. Tình dục có phải là một vấn đề sức khỏe không?
      Phải. Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, việc mang thai ngoài ý muốn và AIDS là những thí dụ có liên quan đến tình dục. Cũng vậy, khoảng 50 % số cặp vợ chồng có vấn đề về tình dục do một nguyên nhân nào đó.
      Các rắc rối (trục trặc) về tình dục không hề giết chết được ai nhưng lại có thể gây ra những mâu thuẫn về tình cảm và gây xáo trộn quan hệ xã hội. Đồng tính luyến ái cũng vậy, không hề giết chết ai nhưng lại gây nhiều xáo trộn về mặt tình cảm và quan hệ xã hội cho chính đương sự lẫn cho người xung quanh.
      10. Đồng tính luyến ái là gì?
      Đồng tính luyến ái (hay tình dục đồng giới, loạn dâm đồng giới) là tình trạng hấp dẫn tình dục đối với người cùng giới. Cụ thể hơn, đó là yêu và có hành động yêu đương với người cùng phái. Đồng tính luyến ái là một bất thường về mặt tinh thần và quan hệ xã hội, là bất thường về mặt tình dục và tính dục.
      11. Tình dục là gì? Và tính dục là gì?
      Dục: tham muốn, yêu muốn.
      Tính: (1) “cái lẽ chân chính trời bẩm phú cho người” (Thiều Chửu, Từ điển Hán - Việt), là bất cứ thứ gì bẩm thụ được của trời đất làm cho tự nó là nó và không sửa đổi được (thí dụ: tính thiện, nhân tính); (2) mạng sống (thí dụ: tính mệnh); (3) công dụng của các vật (thí dụ: dược tính); (4) Tự nhiên mà làm không có chấp chước gì cả (thí dụ: bản tính).
      Tình: (1) phản ứng của tính, biểu hiện bên ngoài của tính (Td: thất tình: mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn); (2) trai gái yêu nhau. Nhờ tình mà biết được tính, người ta chỉ biết được tính qua giao tiếp (2).
      Có thể tạm định nghĩa tình dục (sex) là sự lôi cuốn, sự ham muốn thể xác về giới tính và có hành động nhằm thỏa mãn sự ham muốn đó. Trong tình dục có cảm hứng về giới tính (cảm hứng tình dục) và cảm giác thỏa mãn về giới tính (cảm giác tình dục). Còn tính dục (sexuality) là tổng thể các hoạt động cơ thể, tình cảm, tâm lý và trí tuệ có liên quan đến giới tính và sự truyền giống mà Đấng Tạo hóa đã phú cho con người. Tình dục chỉ là khía cạnh thể xác của tính dục, còn tính dục bao hàm tất cả: cơ thể, tinh thần và quan hệ xã hội.
      12. Có phải chỉ có nam giới mới bị đồng tính luyến ái?
      Không phải. Có đồng tính luyến ái nam (còn gọi là đồng dâm nam, loạn dâm nam, loạn dâm đồng tính nam, kê gian, vĩ gian, dân gian hay gọi là pê-đê) và đồng tính luyến ái nữ (còn gọi là đồng dâm nữ, loạn dâm nữ, loạn dâm đồng tính nữ). Người dùng đồng tính luyến ái nam làm phương tiện kiếm sống được gọi là trai điếm (hay điếm đực, đĩ đực, trai bán dâm; mại dâm nam; dân gian dùng từ “pê-đê” để chỉ đối tượng này). Còn người dùng đồng tính luyến ái nữ làm phương tiện kiếm sống thì được gọi là gái điếm (hay điếm cái, đĩ cái, gái bán dâm; mại dâm nữ). Những người này có thể là người bình thường hay đồng tính luyến ái.
      Đồng tính luyến ái là một cực, cực kia là dị tính luyến ái. Nếu loạn dâm đối với cả hai, cùng giới cũng như khác giới thì gọi là lưỡng tính luyến ái.
      13. Dường như trong xã hội có rất nhiều người đồng tính luyến ái?
      Ở các nước phương Tây, ước tính có 1 - 5 % dân số là đồng tính. Ở Canada, có 1,43% tự nhận mình là đồng tính hoặc lưỡng tính. Ở Úc, 2% dân số tự nhận có cảm giác yêu người đồng giới. Đồng tính ở nam giới nhiều gấp đôi nữ giới. Tại Việt Nam, Tổ chức phi chính phủ CARE ước tính có khoảng 50-125.000 người đồng tính (khoảng 0,06-0,15% dân số).
      Thực ra, khó xác định đúng tỷ lệ người đồng tính trong dân số bởi vì lý do tín ngưỡng, đạo đức, xã hội và chính trị. Tình trạng đồng tính luyến ái đã có từ hàng ngàn năm trước và sẽ còn chiếm một ưu thế ở một bộ phận dân số nào đó. Việc xã hội quyết liệt bài trừ có vẻ như không có tác dụng lắm đến tỷ lệ dân số bị đồng tính luyến ái.
      14. Người đồng tính luyến ái nam hay làm gì?
      Họ hay có hoạt động tình dục với nam giới giống như giữa nam với nữ. Họ tạo cảm giác tình dục và tìm sự thoả mãn tình dục bằng sự sờ soạn, vuốt ve, hôn, thủ dâm và giao hợp bằng đường miệng hay hậu môn (từ đó mà có tên gọi loạn dâm hậu môn).
      Đồng tính luyến ái nam thường đi đôi với tình trạng ham muốn tình dục với trẻ em và chứng loạn dâm trẻ em (còn gọi là ấu dâm, tìm cách giao hợp với trẻ em, thường là trai).
      15. Người đồng tính luyến ái nữ hay làm gì?
      Đồng tính luyến ái nữ là tình trạng nữ yêu nữ nồng nàn say đắm (về thể xác hay về tâm lý) mà không có hứng thú với nam. Trong một cặp đồng tính luyến ái nữ có một nữ giữ vai nam, đó thường là người có âm vật lớn (Y khoa gọi người này là tribade). Có thể do bẩm sinh nhưng đa số là mắc phải. Cũng giống như đồng tính luyến ái nam, cũng có thủ dâm nhưng còn có việc kích thích sinh dục bằng miệng hay vuốt ve vùng chậu. Nam giới thường hiểu sai khi nghĩ rằng người đồng tính luyến ái nữ dùng dụng cụ để đưa vào âm đạo hầu thỏa mãn dục vọng. Thực tế, người đồng tính luyến ái nữ rất ghét có vật gì vào âm đạo do họ thường bị tăng cảm hay dị cảm về tình dục. Có thể đây là một nguyên nhân làm cho họ không thích quan hệ với nam giới.
      16. Loạn dâm là gì? Tại sao đồng tính luyến ái được gọi là loạn dâm?
      Loạn dâm là tình trạng biến tình yêu hay tình dục thành trò dâm đãng, trò thể thao, trò chơi hay biến thành phương tiện để thoả mãn tính dục, thoả mãn tính tự cao tự đại của mình. Người loạn dâm thường không có khả năng hi sinh cho tình yêu. Đồng tính luyến ái cũng có những tính chất giống như vậy, vì vậy được xếp vào loại loạn dâm.
      17. Y học nói gì về loạn dâm?
      Trước đây, Y học xếp loạn dâm là loại bệnh nhân cách (một dạng của bệnh tâm thần) và đồng tính luyến ái là một kiểu loạn dâm. Bảng Phân loại Quốc tế các Bệnh Tâm thần 1979 phân biệt 3 nhóm bệnh tâm thần:
      (1) Các bệnh loạn tâm thần (có mã số 290-299)
      (2) Các bệnh loạn thần kinh, bệnh nhân cách và những bệnh khác không bị rối loạn tâm thần (có mã số 300-316); và
      (3) Chậm phát triển tâm thần.
      Một cách nôm na, loại 1 là loạn trí (điên), loại 2 là không phải loạn trí (“mát”, không điên) và loại 3 là chậm phát triển trí. Loạn dâm được xếp vào nhóm thứ 2 (mã số 300-316). Nhóm thứ 2 này lại được chia thành 17 nhóm nhỏ: loạn thần kinh, rối loạn nhân cách, các lệch lạc và rối loạn tình dục, hội chứng lệ thuộc rượu, lệ thuộc thuốc men, v.v… Đồng tính luyến ái thuộc nhóm nhỏ thứ 3 (mã số 302): “Các lệch lạc và rối loạn tình dục”. Nhóm nhỏ thứ 3 này có 10 loại bệnh (mã số từ 302.0 - 302.9):
      a. Loạn dâm đồng giới (đồng tính luyến ái, homosexual) nam (loạn dâm hậu môn, pederasty, gay), nữ (lesbian, tribadism)
      b. Loạn dâm với súc vật (sodomy, zoophilia)
      c. Loạn dâm với trẻ con (pederosis)
      d. Cải trang khác giới (Transvestisme)
      e. Loạn dâm phô trương
      f. Chuyển giới tính (Transsexualisme)
      g. Rối loạn về nhận định lý lịch tâm thần tình dục (identité psychosexuelle)
      h. Lãnh đạm và bất lực
      i. Những lệch lạc rối loạn tình dục khác
      j. Những lệch lạc rối loạn tình dục không xác định
      Loạn dâm nói chung, đồng tính luyến ái nói riêng, là một lệch lạc tình dục thuộc phạm vi rối loạn hoạt động bản năng loại say mê xung động, cùng loại với thủ dâm, khổ dâm,… Loạn dâm “xuất hiện có tính chất từng cơn, thường là các khát vọng xâm chiếm lý trí, chế ngự toàn bộ tác phong người bệnh”. Các lệch lạc tình dục này hay gặp trong bệnh về nhân cách.
      Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách các bệnh. Tiếp đó là Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, 1975) và Tổ chức Y tế Thế giới (1990). Tuy nhiên, đến nay vẫn còn thật sự tranh cãi loạn dâm có phải là bệnh tâm thần hay không. Có lẽ câu tổng hợp ý kiến các chuyên gia của Tiến sĩ Stanton L. Jones (giáo sư tâm lý học tại Đại học Wheaton) là hợp lý nhất: "Tôi sẽ không coi đồng tính luyến ái là một dạng bệnh giống như tâm thần phân liệt hay rối loạn ám ảnh. Nhưng cũng không thể xem nó là một "lối sống bình thường" giống như kiểu sống nội tâm hoặc sống hướng ngoại".
      18. Bệnh nhân cách là bệnh gì?
      Bệnh nhân cách (hay nhân cách bệnh) còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: tính nết bệnh lý, tính nết bất thường, nhân cách bệnh lý, rối loạn nhân cách, nhân cách mất thăng bằng,... Bệnh nhân cách là tình trạng bệnh về tính nết, thường xuất hiện ngay từ thuở ấu thơ và bộc lộ rõ ràng hơn khi đến tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành do ở tuổi này có những biến đổi bên trong cơ thể và những mâu thuẫn trong cuộc sống. Ngày nay người ta thường dùng từ “rối loạn tính tình” thay vì “nhân cách bệnh” để tôn trọng người bệnh.
      Nhân cách bệnh là một dạng bệnh tâm thần và thuộc phạm vi tâm thần học ranh giới, nghĩa là nằm giữa cái bình thường và bất thường. Nhân cách bệnh không phải là loạn tâm thần (điên). “Họ không có những triệu chứng và hội chứng biểu hiện các rối loạn hoạt động tâm thần nặng nề. Không có quá trình tiến triển của một bệnh, không có các giai đoạn bắt đầu, toàn phát và kết thúc. Người có nhân cách bệnh cũng không phải là người có những biến đổi tính nết ở giới hạn bình thường. Những biến đổi tính nết của họ có tính chất bệnh lý và biểu hiện rõ nét đến mức làm cho sự thích nghi với môi trường sống, học tập và công tác bị trở ngại. Những biến đổi tính nết đó có tính chất toàn diện. Không phải chỉ một số nét của nhân cách mà toàn bộ tư chất và đặc điểm tâm thần của họ bị biến đổi”. Các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho rằng người có nhân cách bệnh mất khả năng trì hoãn việc thỏa mãn những khát vọng đã nảy sinh, mất khả năng rút ra những bài học từ kinh nghiệm sống riêng, mất khả năng thừa nhận lẽ phải của người khác. Người có nhân cách bệnh trí tuệ vẫn tốt thậm chí rất thông minh sáng dạ, trình độ cao, những rối loạn bệnh lý chủ yếu có liên quan đến cảm xúc, ý chí, hành vi, tác phong. Trí tuệ tuy tốt nhưng cũng không điều chỉnh được tính nết. Tính nết của họ thường ảnh hưởng đến cả suy nghĩ làm cho họ trở nên chủ quan, phiến diện.
      Như vậy, đồng tính luyến ái không phải là loạn tâm thần mà là một loại bệnh nhân cách, thuộc phạm vi giữa cái bình thường và bất thường về mặt tâm thần. Đó là một bất thường về mặt tinh thần và quan hệ xã hội. Người đồng tính luyến ái được Y học xem là bệnh nhân.
      19. Rối loạn định dạng giới là gì?
      Rối loạn định dạng giới khác với đồng tính luyến ái. Rối loạn định dạng giới thể hiện qua thái độ và hành động chối bỏ giới tính của chính mình. Có 2 hình thức:
      a. Tự cho mình thuộc giới tính khác: đây là những người hoàn toàn bình thường về mặt cơ thể cũng như hoạt động của cơ thể, nhưng lại tự cho mình thuộc giới tính khác và tìm cách chuyển đổi giới tính.
      b. Tự cải trang để biểu lộ thành giới khác: đây là những người chỉ thích mặc quần áo khác giới để cảm thấy mình đặc biệt so với người khác.
      Hai trường hợp trên được “Trung tâm quốc tế về Phân loại bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan” gọi là Rối loạn định dạng giới (gender identity disorder), và xem là một rối loạn tâm thần. Có 3 tiêu chuẩn để xác định bệnh:
      c. Muốn được sống và được chấp nhận như một người khác giới tính của mình, thường kèm theo ước muốn làm cho thân thể bề ngoài càng giống người khác phái càng tốt (trang phục, đi đứng, cách cư xử, kể cả phẫu thuật chuyển giới), mặc dù các bộ phận giới tính và sinh lý cơ thể của họ hoàn toàn bình thường, không bị dị tật.
      d. Tâm lý đó có liên tục ít nhất hai năm liền.
    e. Không phải là biểu hiện của một rối loạn tâm thần khác hoặc của bất thường nhiễm sắc thể.
     Đồng tính luyến ái không phải là rối loạn định dạng giới. Nhưng Rối loạn định dạng giới, nếu không biết và điều trị sớm thì sẽ chuyển thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi chuyển đổi giới tính. Theo Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, 75% thiếu niên bị rối loạn định dạng giới sẽ có xu hướng đồng tính khi trở thành người lớn.
      20. Tại sao người ta bị đồng tính luyến ái?
      Không ai có thể trả lời cách chính xác câu hỏi này. Có rất nhiều giả thuyết. Các nhà nghiên cứu phân ra hai loại nguyên nhân:
      - Do bẩm sinh: có thể do (1) mẹ bị bệnh giang mai khi có thai; hoặc (2) bị các tổn thương và bệnh lý từ lúc còn là bào thai; (3) cũng có thể có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý, yếu tố môi trường sống sau khi đã chào đời cũng có vai trò kích hoạt làm bệnh bùng phát. Loại đồng tính luyến ái do bẩm sinh này có từ tuổi nhỏ, bắt đầu thể hiện ngay từ tuổi trước khi đi học nhưng không rõ ràng. Thường đến tuổi dậy thì, lúc hành kinh, khi sinh nở, lúc mãn kinh hay khi gặp căng thẳng trong cuộc sống mới thể hiện rõ nét. Bệnh sẽ không xuất hiện hay không phát triển nếu điều kiện sống thuận lợi, không có chấn thương tâm thần (stress), không có bệnh nặng về cơ thể.
      - Do mắc phải: (1) Có thể do nguyên nhân thực thể (ít gặp) như: chấn thương sản khoa (sinh hút,…), chấn thương sọ não, bệnh nhiễm trùng nhiễm độc tác động lên người bệnh lúc còn nhỏ hay trong 3 năm đầu đời làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não sau này. (2) Tuy nhiên, mắc phải do nguyên nhân tâm lý chiếm đa số: ảnh hưởng của môi trường xấu như gia đình, bạn bè, xã hội, môi trường sống không thuận lợi. Thường chủ yếu là kết hợp giữa giáo dục gia đình không đúng đắn, môi trường xấu bên ngoài cộng với chấn thương tâm lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần của trẻ em và của thiếu niên lúc dậy thì. Nếu lại có thêm yếu tố bẩm sinh, di truyền thì bệnh càng dễ phát triển hơn.
      Cả hai loại trên hoàn toàn giống nhau về biểu hiện bên ngoài, chỉ có khác nhau về cách hình thành.
      Cho đến nay, khoa học vẫn xem yếu tố gia đình và xã hội có vai trò chủ yếu, trong khi yếu tố di truyền ít có tác động hơn.
      21. Điều trị đồng tính luyến ái ra sao?
      Đồng tính luyến ái là loại bệnh có tính chất xã hội. Việc giải quyết cần phải có sự phối hợp liên ngành giáo dục, xã hội, lao động, an ninh, y tế, v.v... Trong đó tâm lý giáo dục và liệu pháp lao động là quan trọng nhất. Thuốc men chỉ có tính chất hỗ trợ, chỉ chữa triệu chứng mà không chữa bệnh và phải được thầy thuốc chuyên khoa tâm thần học hướng dẫn dùng tỉ mỉ. Trong quan điểm thuộc linh của người Cơ đốc, người đồng tính luyến ái cần phải được quyền năng cứu rỗi của Chúa cứu chuộc và chữa lành.

      Phần tiếp theo của bài sẽ đề cập đến quan điểm của Kinh Thánh về việc đồng tính luyến ái, kính mời tôi con Chúa cùng theo dõi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét