Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (Mathiơ 24:14).

Kính chào Quí tôi con Chúa khắp nơi xa gần đang truy cập vào mạng lưới HTTL Phan Thiết. HTTL Phan Thiết có đường link sau: https://httlptbt.blogspot.com; https://youtube.com/httlptbt, Blog xem tốt nhất Máy Tính và Di Động với trình duyệt Cốc Cốc

HTTLVN (Miền Bắc) Hội Thảo Góp Ý Kiến Cho Dự Thảo 4 Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (16/06/2015)

      TLMB.ORG - Đáp ứng lời đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 10-11/06/2015 Tổng Hội đã tổ chức Hội thảo góp ý kiến cho Dự Thảo 4 Luật Tín Ngưỡng - Tôn Giáo. Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của Ban Trị sự Tổng hội, quý vị Mục sư đại diện các Hội thánh. Dự thảo lần 4 Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo gồm có 12 chương, 11 mục và 71 điều. Trong hai ngày Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến từng điều, khoản. Kết thúc Hội thảo, Ban thư kí đã tổng hợp những ý kiến của các đại biểu và đưa ra Bản góp ý gửi đến Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/06/2015.
      Bản tóm tắt những kiến nghị sửa đổi trong Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng - Tôn giáo:
      Điều 1, Khoản 2: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo, thay đổi hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
      Điều 4, Khoản 2: Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và tuân thủ pháp luật.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; và tuân thủ pháp luật.
      Điều 4, Khoản 4: Người đã chấp hành xong án phạt tù hoặc quản chế theo quy định của pháp luật được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức tôn giáo sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Kiến nghị nên bỏ khoản này.
      Điều 6, Khoản 3: Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin của tín đồ các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo của người khác.
      Điều 6, Khoản 4: Cản trở tổ chức, cá nhân tham gia hoặc thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Cản trở tổ chức, cá nhân tham gia hoặc thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã được cấp đăng ký.
      Điều 6, Khoản 5, Điểm b: Tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo;
      Kiến nghị sửa đổi thành: Phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo;
      Điều 6 Khoản 5, Điểm đ: Xúc phạm đến hình ảnh danh nhân, anh hùng dân tộc.
      Kiến nghị nên bỏ điểm này.
      Điều 12: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo.
      1. Công dân có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo nhưng chưa có tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì đăng ký sinh hoạt tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh.
      2. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo:
      a) Nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Điều 6 Luật này;
      b) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
      c) Người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo
      1. Công dân có nhu cầu tập trung để sinh hoạt tôn giáo nhưng chưa có tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì đăng ký sinh hoạt tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh.
      2. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo:
      a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
      b) Người đại diện là công dân Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
      3. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã đăng ký sinh hoạt tôn giáo trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký.
      Điều 13, Khoản 5: Có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Có người đại diện là công dân Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
      Điều 13, Khoản 6: Không vi phạm quy định tại Điều 6 Luật này.
      Kiến nghị bỏ khoản này.
      Điều 15, Khoản 2: Khi thực hiện các hoạt động tôn giáo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan.
      Kiến nghị bỏ khoản này.
      Điều 17, Khoản 1: Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định liên tục trong 10 năm, không vi phạm quy định tại Điều 6 Luật này.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo liên tục trong 10 năm, không vi phạm quy định tại Điều 6 Luật này.
      Điều 19: Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
      1. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
      2. Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
      a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
      b) Tổ chức sau khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận;
      c) Đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo;
      d) Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;
      đ) Không vi phạm quy định tại Điều 6 Luật này.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
      Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
      Điều 19B: Điều kiện công nhận của tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
      1. Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo;
      2. Tổ chức sau khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận;
      3. Đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo;
      4. Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;
      Điều 20: Thẩm quyền thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
      Điều 24, Khoản 3: Công dân Việt Nam theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải đáp ứng các điều kiện sau:
      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
      b) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp xác nhận.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền theo học tại cơ sở đào tạo tôn giáo.
      Điều 32: Hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được tổ chức hội nghị, đại hội theo hiến chương, điều lệ hoặc quy định của tổ chức tôn giáo sau khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      2. Thẩm quyền:
      a) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp huyện chấp thuận đối với hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một huyện;
      b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh chấp thuận đối với hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một tỉnh;
      c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận đối với hội nghị, đại hội cấp trung ương hoặc toàn đạo;
      d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đối với hội nghị, đại hội không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được tổ chức hội nghị, đại hội theo hiến chương, điều lệ hoặc quy định của tổ chức tôn giáo.
      2. Chậm nhất 2 tuần trước ngày dự kiến tổ chức hội nghị, đại hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hội nghị, đại hội.
      3. Chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc hội nghị, đại hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo kết quả hội nghị, đại hội cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với hội nghị, đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một tỉnh.
      4. Chậm nhất 2 tuần sau khi kết thúc hội nghị, đại hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo kết quả hội nghị, đại hội cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp trung ương đối với hội nghị, đại hội cấp trung.
      Điều 34: Điều kiện chấp thuận đăng ký phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của tổ chức tôn giáo.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương, điều lệ hoặc quy định của tổ chức tôn giáo.
      2. Điều kiện chấp thuận đăng ký đối với người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:
      a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;
      b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;
      c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Điều kiện chấp thuận đăng ký phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của tổ chức tôn giáo.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương, điều lệ hoặc quy định của tổ chức tôn giáo.
      2. Điều kiện chấp thuận đăng ký đối với người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:
      a) Là công dân Việt Nam;
      b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
      Điều 35, Khoản 4: Thẩm quyền:
      a) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký hợp lệ đối với trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
      b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký hợp lệ đối với trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Thẩm quyền:
      a) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký hợp lệ đối với trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 2 Điều này. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có quyền không chấp thuận đăng ký nếu người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này;
      b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký hợp lệ đối với trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử quy định tại khoản 1 Điều này. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có quyền không chấp thuận đăng ký nếu người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.
      Điều 38: Thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo.
      Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc, nhà tu hành khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi thuyên chuyển đến.
      Kiến nghị nên bỏ điểu này.
      Điều 40, Khoản 2: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi dự kiến giảng đạo, truyền đạo. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền dời thời gian, địa điểm giảng đạo, truyền đạo, hoặc không chấp thuận cho tổ chức giảng đạo, truyền đạo nếu có lý do thuyết phục liên quan đến việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội hay sức khoẻ cộng đồng.
      Điều 42: Cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc lễ.
      2. Cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc lễ.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo.
      1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong phạm vi một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc lễ. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền dời thời gian, địa điểm, hoặc không chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo nếu có lý do thuyết phục liên quan đến việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội hay sức khoẻ cộng đồng.
      2. Cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo có sự tham gia của tín đồ đến từ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc lễ. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền dời thời gian, địa điểm, hoặc không chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo nếu có lý do thuyết phục liên quan đến việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội hay sức khoẻ cộng đồng.
      Điều 44: Đăng ký hoạt động tôn giáo hằng năm.
      1. Hằng năm trước ngày 15 tháng 11, người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo diễn ra vào năm sau với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
      Bản đăng ký nêu rõ các hoạt động diễn ra trong năm, nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
      2. Thẩm quyền:
      a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ (đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một xã); trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
      b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ (đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một huyện); trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
      c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ (đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động trong một tỉnh); trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
      d) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ (đối với tổ chức tôn giáo); trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Điều 44: Thẩm quyền tạm dừng những hoạt động tôn giáo thường xuyên.
      Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, vì những lý do thuyết phục nhằm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và sức khoẻ cộng đồng, có quyền ra quyết định tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định những hoạt động tôn giáo thường xuyên của các tổ chức tôn giáo. Khi những lý do này không còn nữa, các tổ chức tôn giáo được quyền tiến hành những hoạt động tôn giáo bình thường của mình.
      Điều 45: Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hằng năm.
      1. Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hằng năm không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 32, Điều 42 hoặc có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm, người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
      Văn bản đề nghị nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện bảo đảm.
      2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
      Kiến nghị nên bỏ điều này.
      Điều 52, Khoản 2: Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo tại cơ sở giáo dục, dạy nghề do tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, quản lý.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Không ép buộc học viên của cơ sở giáo dục, dạy nghề do tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, quản lý theo tôn giáo hoặc tham gia các nghi thức tôn giáo tổ chức tại cơ sở đó.
      Chương IX: Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam.
      Kiến nghị sửa đổi thành: Chúng tôi kiến nghị Nhà nước, trên tinh thần đổi mới, hội nhập và thực hiện quyền con người của Hiến pháp 2015, cho phép người nước ngoài đăng ký hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo như công dân Việt Nam.

      Phạm Hạnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét